Câu hỏi/bài tập:
1.16.
Khẳng định nào sau đây về sự vận chuyển vật chất trong cây là đúng? A. Các chất được vận chuyển trong mạch gỗ theo cơ chế chủ động, trong mạch rây theo cơ chế bị động B. Mạch gỗ chỉ vận chuyển các chất vô cơ, mạch rây chỉ vận chuyển các chất hữu cơ. C. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây có thể vận chuyển các chất theo hai chiều. D. Các ion khoáng chỉ được vận chuyển trong mạch gỗ. |
Lý thuyết vận chuyển các chất trong cây
C. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây có thể vận chuyển các
chất theo hai chiều.
1.17.
Khẳng định nào sau đây về trao đổi nitrogen là không đúng? A. Cây có thể hấp thụ nitrogen dưới dạng NO3- và NH4+ B. Cây có thể sử dụng trực tiếp NH4+ vào quá trình sinh tổng hợp amino acid. C. Cây có thể sử dụng trực tiếp NO3- vào quá trình sinh tổng hợp amino acid. D. Cây có thể dự trữ NH4+ sau khi hấp thụ chúng từ dung dịch đất. |
Lý thuyết về trao đổi nitrogen
C. Cây có thể sử dụng trực tiếp NO3- vào quá trình sinh tổng hợp amino acid.
1.18.
Khẳng định nào sau đây về con đường gian bào là không đúng? A. Nước và các ion khoáng di chuyển trong khoảng trống giữa các bó sợi cellulose trong thành tế bào. B. Sự di chuyển của nước và các ion khoáng hướng tâm, theo chiều gradient Advertisements (Quảng cáo) nồng độ. C. Sự di chuyển của nước và các ion khoáng bị chặn bởi đai Caspary. D. Sự di chuyển của nước và ion khoáng đòi hỏi năng lượng từ hô hấp. |
Đặc điểm vận chuyển các chất qua con đường gian bào
D. Sự di chuyển của nước và ion khoáng đòi hỏi năng lượng từ hô hấp.
1.19.
Con đường di chuyển của nước từ dung dịch đất đến khí quyền đi qua các tế bào của cây theo thứ tự nào sau đây? A. Biểu bì → Vỏ → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí không. B. Lông hút → Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ → Gian bào ở lá → Khí khổng. C. Biểu bì → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí không. D. Lông hút → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí không. |
Lý thuyết con đường di chuyển của nước từ dung dịch đất đến khí quyển
B. Lông hút → Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ → Gian bào ở lá → Khí khổng.
1.20.
Ở cây cà chua, nhiệt độ thấp có tác động A. tăng hấp thụ K. B. tăng cường độ thoát hơi nước. C. tăng sự hấp thụ nước ở rễ D. tăng hấp thụ tất cả các ion khoáng |
Ở cây cà chua, nhiệt độ thấp có tác động đến sự hấp thụ K
A. tăng hấp thụ K.