Câu hỏi/bài tập:
Để nghiên cứu sự dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh kia qua synapse, một nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với các tế bào thần kinh A và B nối nhau bằng synapse hóa học trong các dung dịch sau:
- Dung dịch A: Chứa chất kích thích khiến kênh ion của màng sau synapse luôn mở.
- Dung dịch B: Chứa chất ức chế hoạt động của enzyme acetylcholinesterase.
- Dung dịch C: Chứa chất ức chế hình thành acetylcholine trong bóng synapse.
- Dung dịch D: Chứa chất kích thích khiến cổng Ca2+ của chùy synapse luôn mở.
Hãy dự đoán xung thần kinh có truyền được từ tế bào thần kinh A sang tế bào thần kinh B khi đặt vào các dung dịch trên không? Giải thích.
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào kiến thức của bản thân đưa ra dự đoán
- Dung dịch A: Xung thần kinh có thể truyền từ tế bào A sang tế bào B, do kênh ion của màng sau synapse luôn mở nên tế bào thần kinh B luôn bị hưng phấn.
- Dung dịch B: Ban đầu xung thần kinh được truyền từ tế bào A sang tế bào B nhưng sau một thời gian thì xung thần kinh không được truyền đi nữa. Do ban đầu acetylcholine bám vào thụ thể màng sau synapse khiến cho màng tăng tính thấm với các ion → xung thần kinh truyền từ tế bào A sang tế bào B. Tuy nhiên, enzyme acetylcholinesterase không hoạt động nên không phân giải được acetylcholine → thiếu nguyên liệu để hình thành trở lại acetylcholine trong các bóng synapse → sau một thời gian thì sự truyền xung thần kinh bị dập tắt.
- Dung dịch C: Xung thần kinh không được truyền từ tế bào A sang tế bào B do không có acetylcholine nên không có chất truyền tin qua synapse.
- Dung dịch D: Ban đầu xung thần kinh được truyền từ tế bào A sang tế bào B nhưng sau một thời gian thì xung thần kinh không được truyền đi nữa. Do cổng Ca2+ luôn mở khiến cho các bóng synapse liên tục giải phóng acetylcholine → xung thần kinh liên tục truyền từ tế bào A sang tế bào B. Tuy nhiên, khi các bóng synapse đều đã giải phóng acetylcholine trong khi acetylcholine chưa kịp tái tạo thì xung thần kinh bị dập tắt.