Trang chủ Lớp 11 SBT Sinh lớp 11 - Chân trời sáng tạo Câu 1 trang 45, 46 SBT Sinh lớp 11 – Chân trời...

Câu 1 trang 45, 46 SBT Sinh lớp 11 - Chân trời sáng tạo: Động tác ép tim ngoài lồng ngực có tác dụng gì?...

Lý thuyết cách sơ cứu bệnh nhân bất tỉnh. Hướng dẫn giải Câu 1 - Ôn tập chương 1 trang 45, 46 - SBT Sinh lớp 11 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Trong trường hợp sơ cứu bệnh nhân bất tỉnh, người cấp cứu có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:

- Cách 1. Ép tim ngoài lồng ngực: Để người bệnh nằm lên một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái của người bệnh. Chồng hai bàn tay lên và đặt trước tim (ngay trên xương ức), dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 60 lần/phút để tăng co bóp tim.

- Cách 2. Hô hấp nhân tạo: Đặt người bệnh nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, kiểm tra dị vật trong miệng và kê cao cổ để đầu hơi ngửa ra phía sau. Sau đó, bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh nhiều lần.

a) Động tác ép tim ngoài lồng ngực có tác dụng gì?

b) Trong hô hấp nhân tạo, tại sao phải bịt mũi rồi mới thổi khí vào miệng bệnh nhân?

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết cách sơ cứu bệnh nhân bất tỉnh

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Động tác ép lồng ngực để tạo điều kiện cho quá trình thông khí ở phổi và hoạt động co bóp của tim do người bất tỉnh có nhịp thở và nhịp tim giảm khiến máu không thể lưu thông tới các bộ phận khác của cơ thể. Việc ép tim ngoài lồng ngực để tránh trường hợp ngừng tuần hoàn hô hấp.

b) Trong hô hấp nhân tạo, việc thổi khí vào phổi qua miệng làm giãn phế nang, kích thích trung khu điều hoà hô hấp ở hành tuỷ gây phản xạ hô hấp trở lại. Cần bịt mũi người bệnh trước khi thổi khí qua miệng để tránh khí thổi vào thoát ra ngoài qua mũi.

Advertisements (Quảng cáo)