Câu hỏi/bài tập:
Câu 46.
Ở một số loài chim, chim đực đậu trên cành cây cao và cất tiếng hót thông báo cho các con chim đực khác cùng loài biết khu vực này đã có chủ. Đây là dạng tập tính phổ biến nào của động vật? A. Tập tính kiếm ăn. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. C. Tập tính xã hội. D. Tập tính di cư. |
Chim đực đậu trên cành cây cao và cất tiếng hót nhằm thông báo cho các con chim đực khác cùng loài biết khu vực này đã có chủ. Đây là biểu hiện của tập tính bảo vệ lãnh thổ.
B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Câu 47.
Thả một hòn đá nhỏ vào cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa. Hình thức học tập nào của động vật được mô tả trong ví dụ trên? A. Bắt chước. B. Quen nhờn. C. Học nhận biết không gian. D. Học liên hệ. |
Sau một vài lần thả hòn đá nhỏ vào cạnh con rùa, con rùa nhận thấy kích thích này không kèm theo sự nguy hiểm nên đã phớt lờ, không đáp ứng lại kích thích này. Do đó, đây chính là hình thức học tập quen nhờn.
B. Quen nhờn.
Câu 48.
Trong tổ ong mật, các con ong thợ kiếm ăn cho cả đàn ong, chúng cũng sẵn sàng chiến đấu hi sinh thân mình để bảo vệ tổ và ong chúa. Đó là biểu hiện của tập tính nào sau đây? A. Thứ bậc. B. Vị tha. C. Bảo vệ lãnh thổ. D. Kiếm ăn. |
Advertisements (Quảng cáo)
Trong tổ ong mật, các con ong thợ kiếm ăn cho cả đàn ong, chúng cũng sẵn sàng chiến đấu hi sinh thân mình để bảo vệ tổ và ong chúa. Đó là biểu hiện của tập tính vị tha – một trong những tập tính của tập tính xã hội (tập tính sống theo bầy đàn).
B. Vị tha.
Câu 49.
Ghép mỗi ví dụ ở cột A với một hình thức học tập tương ứng của động vật ở cột B trong bảng sau:
A. 1-f, 2-d, 3-e, 4-b, 5-c, 6-a. B. 1-f, 2-d, 3-c, 4-b, 5-e, 6-a. C. 1-e, 2-d, 3-f, 4-b, 5-c, 6-a. D. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-f, 6-a. |
Cảm ứng ở động vật.
A. 1-f, 2-d, 3-e, 4-b, 5-c, 6-a.