Câu hỏi/bài tập:
Câu 53.
Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình dưới: Có bao nhiêu nhận định sau đây về thí nghiệm cho chó ăn của I. Pavlov là đúng? 1. Chó có thói quen tiết nước bọt trước khi ăn. 2. Tiếng chuông gây cảm giác nguy hiểm nên chó không tiết nước bọt. 3. Rung chuông làm chó tiết nước bọt sau nhiều lần rung chuông trước đó là do hành vi quen nhờn. 4. Sau nhiều lần kết hợp vừa rung chuông vừa cho chó ăn, sau đó chỉ cần rung chuông chó sẽ tiết nước bọt do mối liên hệ giữa hai kích thích đã được hìnhthành trong thần kinh trung ương. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. |
Thí nghiệm của I. Pavlov tiến hành kết hợp đồng thời 2 kích thích là tiếng chuông và thức ăn, sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông đồng thời với cho chó ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Như vậy, trong não bộ của chó đã có liên kết tiếng chuông với thức ăn
1. Sai. Chó có thói quen tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn.
2. Sai. Tiếng chuông không phải tác nhân kích thích gây cảm giác nguy hiểm cho chó.
3. Sai. Rung chuông làm chó tiết nước bọt sau nhiều lần rung chuông trước đó là do trong não chó đã hình thành liên kết tiếng chuông với thức ăn (kiểu học điều kiện hoá đáp ứng).
4. Đúng. Sau nhiều lần kết hợp vừa rung chuông vừa cho chó ăn, sau đó chỉ cần rung chuông chó sẽ tiết nước bọt do mối liên hệ giữa hai kích thích đã được hìnhthành trong thần kinh trung ương.
Câu 54.
Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về hình thức học tập này? A. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời. B. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích liên tiếp nhau. C. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động củacác kích trước và sau. D. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rời rạc nhau. |
Advertisements (Quảng cáo)
Thí nghiệm của I. Pavlov tiến hành kết hợp đồng thời 2 kích thích là tiếng chuông và thức ăn, sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông đồng thời với cho chó ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Như vậy, trong não bộ của chó đã có liên kết tiếng chuông với thức ăn. Đây chính là hình thức học tập điều kiện hoá đáp ứng. Do đó, hình thức học tập này đã hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.
A. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.
Câu 55.
Các con gấu xám Bắc Mỹ dành hàng giờ để đào sóc đất Bắc Cực trong hang, chúng phớt lờ những con mồi lớn như tuần lộc.Việc đào bới tìm sóc sẽ tiết kiệm năng lượng hơn và có thể sẽ giúp chúng bắt được con mồi. Hành vi này là một ví dụ về dạng tập tính nào và tại sao gấu không bắt tuần lộclàm thức ăn? A. Tập tính kiếm ăn; Vì các con tuần lộc lớn, có khả năng cao sẽ trốn thoát, gấu mất nhiều năng lượng hơn. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ; Vì các con tuần lộc lớn, có khả năng cao sẽ trốn thoát, gấu mất nhiều năng lượng hơn. C. Tập tính kiếm ăn; Vì các con tuần lộc có kích thước lớn, gấu không bắt được để làm thức ăn. D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ; Vì các con tuần lộc có kích thước lớn, gấu không bắt được để làm thức ăn. |
Hành vi trên của gấu là tập tính kiếm ăn.
Sở dĩ, các con gấu xám Bắc Mỹ dành hàng giờ để đào sóc đất Bắc Cực trong hang, chúng phớt lờ những con mồi lớn như tuần lộc vì các con tuần lộc lớn, có khả năng cao sẽ trốn thoát, gấu mất nhiều năng lượng hơn.
A. Tập tính kiếm ăn; Vì các con tuần lộc lớn, có khả năng cao sẽ trốn thoát, gấu mất nhiều năng lượng hơn.
Câu 56.
Cô giáo cho một ví dụ về hình thức học tập ở động vật và yêu cầu học sinh xác định loại hình thức học tập nào tương ứng.Đây là ví dụ về hình thức A. học liên hệ. B. học xã hội. C. học nhận thức và giải quyết vấn đề. D. học nhận biết không gian. |
Cô giáo cho một ví dụ về hình thức học tập ở động vật và yêu cầu học sinh xác định loại hình thức học tập nào tương ứng→ Để giải quyết được bài tập mới này, học sinh cần phối hợp các kiến thức đã được học → Đây là hình thức học nhận thức và giải quyết vấn đề.
C. học nhận thức và giải quyết vấn đề.