Trang chủ Lớp 11 SBT Sinh lớp 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 79 SBT Sinh lớp 11 – Kết nối tri...

Câu hỏi trang 79 SBT Sinh lớp 11 - Kết nối tri thức: Loại thụ thể nào tiếp nhận tín hiệu pheromone ở động vật?...

Pheromone là chất hoá học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống. Hướng dẫn giải Câu hỏi trang 79 - Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 2 trang 64 - 65 - 66.

Câu hỏi/bài tập:

Câu 50.

Loại thụ thể nào tiếp nhận tín hiệu pheromone ở động vật?

A. Thụ thể cơ học.

B. Thụ thể hoá học.

C. Thụ thể điện từ.

D. Thụ thể nhiệt.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Pheromone là chất hoá học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây các đáp ứng khác nhau ở các cá thể cùng loài → Thụ thểtiếp nhận tín hiệu pheromone ở động vật là thụ thể hoá học.

Answer - Lời giải/Đáp án

B. Thụ thể hoá học.

Câu 51.

Dạng tập tính và vai trò của nó đối với động vật được mô tả ở hình bên là

A. tập tính kiếm ăn; đảm bảo cho động vật có nguồn dinh dưỡng để tồn tại và phát triển.

B. tập tính bảo vệ lãnh thổ; bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.

C. tập tính chăm sóc con non; tăng tỉ lệ sống sót của con non, đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.

Advertisements (Quảng cáo)

D. tập tính di cư; giúp động vật tránh khỏi sự khắc nghiệt hoặc không phù hợp của môi trường.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hình trên mô tả hình ảnh chim mẹ đang mớm mồi cho chim con → Tập tính được mô tả là tập tính chăm sóc con non; có vai trò giúp tăng tỉ lệ sống sót của con non, đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.

Answer - Lời giải/Đáp án

C. tập tính chăm sóc con non; tăng tỉ lệ sống sót của con non, đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.

Câu 52.

Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình dưới:

Đây là hình thức học tập nào của động vật?

A. Điều kiện hoá hành động.

B. Điều kiện hoá đáp ứng.

C. Học xã hội.

D. Học giải quyết vấn đề.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thí nghiệm của I. Pavlov tiến hành kết hợp đồng thời 2 kích thích là tiếng chuông và thức ăn, sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông đồng thời với cho chó ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Như vậy, trong não bộ của chó đã có liên kết tiếng chuông với thức ăn. Đây chính là hình thức học tập điều kiện hoá đáp ứng.Thí nghiệm của I. Pavlov tiến hành kết hợp đồng thời 2 kích thích là tiếng chuông và thức ăn, sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông đồng thời với cho chó ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Như vậy, trong não bộ của chó đã có liên kết tiếng chuông với thức ăn. Đây chính là hình thức học tập điều kiện hoá đáp ứng.

Answer - Lời giải/Đáp án

B. Điều kiện hoá đáp ứng.

Advertisements (Quảng cáo)