Trang chủ Lớp 11 SBT Sinh lớp 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 81 SBT Sinh lớp 11 – Kết nối tri...

Câu hỏi trang 81 SBT Sinh lớp 11 - Kết nối tri thức: 57. Khi nói về cơ chế học tập ở người, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?...

Học tập không làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh. Phân tích và giải Câu hỏi trang 81 - Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 2 trang 64 - 65 - 66.

Câu hỏi/bài tập:

Câu 57.

Khi nói về cơ chế học tập ở người, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

1. Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não.

2. Học tập nhiều làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh.

3. Học tập gồm các giai đoạn tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

4. Kết quả của học tập là thay đổi sự hiểu biết, thái độ, hành vi, ... ở người.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Học tập không làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Đúng. Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não.

2. Sai. Học tập không làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh.

3. Đúng. Học tập gồm các giai đoạn tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

4. Đúng. Kết quả của học tập là thay đổi sự hiểu biết, thái độ, hành vi, ... ở người.

Câu 58.

Quá trình học tập diễn ra gồm các giai đoạn:

A. Tiếp nhận, dẫn truyền, tăng cường và củng cố thông tin.

B. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

C. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và phát triển thông tin.

Advertisements (Quảng cáo)

D. Tiếp nhận, dẫn truyền, xử lý và củng cố thông tin.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

B. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

Answer - Lời giải/Đáp án

Quá trình học tập diễn ra gồm các giai đoạn:

- Giai đoạn tiếp nhận và xử lý thông tin: Khi tiếp nhận thông tin, não bộ chuyển hoá thông tin (thông qua chuyển đổi vật chất trong não) hình thành nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi.

- Giai đoạn tăng cường và củng cố: Tập trung trí não để ghi nhớ thông tin, đồng thời sắp xếp thông tin ổn định theo trật tự nhất định để sử dụng khi cần đến.

Câu 59.

Có bao nhiêu ví dụ sau đây là ứng dụng sự hiểu biết về tập tính của động vật vào trong cuộc sống?

1. Đặt bù nhìn hình người trong ruộng lúa, nương rẫy để đuổi chim, chuột phá hoại cây trồng.

2. Nuôi mèo để bắt chuột.

3. Dùng pheromone nhân tạo làm chất dẫn dụ để bắt côn trùng hại cây ăn quả.

4. Nuôi heo lấy thịt.

5. Sử dụng chó nghiệp vụ để bắt kẻ gian, phát hiện ma tuý.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

4. Sai. Nuôi heo lấy thịt là hình thức chăn nuôi thông thường, không có sự ứng dụng tập tính của động vật.

Answer - Lời giải/Đáp án

C. 4.

Các ví dụ là ứng dụng sự hiểu biết về tập tính của động vật vào trong cuộc sống: 1, 2, 3, 5.