Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Cánh diều Câu 2 trang 19 SBT Văn 11 Cánh diều tập 1: Tìm...

Câu 2 trang 19 SBT Văn 11 Cánh diều tập 1: Tìm biện pháp đối trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)...

Dựa vào những dấu hiệu nhận biết. Phân tích và giải Câu 2 trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một - Bài tập tiếng Việt trang 19 sách bài tập văn 11 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Tìm biện pháp đối trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Biện pháp đối trong đoạn trích giúp người đọc hình dung về hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào những dấu hiệu nhận biết, đặc điểm nổi bật của biện pháp nối để hoàn thành yêu cầu đề bài đưa ra.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong đoạn thơ, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều lần biện pháp tu từ đối để khắc hoạ, miêu tả hay nhất về chân dung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Các dạng đối có trong khổ thơ này là:

– Tiểu đối (đối trên một dòng thơ):

+ chị – em (“Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân”);

+ mỗi người – mười phân, một vẻ – vẹn mười (‘Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”);

+ đầy đặn – nở nang (“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”);

+ cười – thốt (“Hoa cười ngọc thốt đoan trang”);

+ thua – nhường (“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da);

+ ghen – hờn (“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”).

– Trường đối (đối trên những dòng thơ khác nhau):

trang trọng khác vời – sắc sảo, mặn mà (“Vân xem trang trọng khác vời”, “Kiều càng sắc sảo mặn mà”).

Bằng biện pháp đối, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung về hai chị em Thuy Vân, Thuý Kiều “đẹp nghiêng nước nghiêng thành”, một chín một mười, một người một vẻ cả về ngoại hình lẫn tính cách, trong đó, Thuý Kiều luôn được miêu tả “So bề tài sắc lại là phần hơn” so với Thuý Vân.