Câu hỏi/bài tập:
Thúy Kiều đã thuyết phục Thúy Vân như thế nào khi “trao duyên” để Thúy Vân thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng.
Trong đoạn trích Trao duyên, cần chú ý vào đoạn hội thoại khi Thúy Kiều mở lời nhờ cậy em thay mình đáp nghĩa với Kim Trọng để có thể thấy được Thúy Kiều đã thuyết phục Thúy Vân những gì để Thúy Vân thay nàng trả nghĩa Kim Trọng
Advertisements (Quảng cáo)
Khi thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, Thúy Kiều vừa ràng buộc Thúy Vân bằng tình chị em, vừa khẩn cầu Vân giúp mình. Thúy Kiều ràng buộc Thúy Vân bằng “tình máu mủ” vì trong cơn gia biến “sóng gió bất kì” Vân phải có trách nhiệm của một thành viên trong gia đình. Hơn nữa, Kiều không thể cùng một lúc làm tròn bổn phận cả bên tình và bên hiếu.
Kiều khẩn cẩu Vân giúp mình vì nàng hiểu hoàn cảnh khó xử của cô em gái khi phải thay chị lấy người mà chị từng yêu say đắm, thiết tha. Sự khẩn cầu của Kiều thể hiện qua cả lời nói và hành động: “Cậy em em có chịu lời/ Ngồi đây cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Trong bao nhiêu từ diễn đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền….Kiều đã dùng từ “cậy”. Phải chăng chỉ từ “cậy” mới hàm chứa cả hai ý nhờ và tin: chị mang ý nhờ em và tin tưởng em sẽ giúp? Trong khi các từ nhờ, mượn, phiền…chỉ mang ý nhờ vả mà không bao hàm ý tin tưởng vào sự nhờ vả. Tại sao là “chịu lời” mà không phải là “nhận lời”? Tại sao “chịu lời” trước rồi mới “thưa” sau? Nếu Kiều “thưa” trước, trình bày sự việc trước thì chắc gì Vân đã chịu lời. Nói “nhận lời” nghĩa là người được nhờ đã biết sự việc, đã có ý kiến của người nhận, có sự tự nguyện của người nhận. Do vậy, phải là “chịu lời” vì đây là việc Kiều chủ động nài ép Vân, đưa Vân vào hoàn cảnh không nhận không được. Là chị của Vân nhưng Kiều dùng những từ ngữ thể hiện mình là người ở dưới đang nhờ vả: ngồi lên, lạy, thưa. Điều này càng làm cho Thúy Vân khó bề thoái thác.
Vừa ràng buộc, vừa thuyết phuc, ràng buộc nhưng vẫn khẩn cầu, Thúy Kiều đã đạt được mục đích: nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.