Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Cánh diều Câu 4 trang 9 SBT Văn 11 Cánh diều tập 1: Phân...

Câu 4 trang 9 SBT Văn 11 Cánh diều tập 1: Phân tích sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ Từ nội...

Từ nội dung phân tích bài thơ. Trả lời Câu 4 trang 9, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một - Bài Sóng trang 8 sách bài tập văn 11 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Phân tích sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Từ nội dung phân tích bài thơ, chỉ ra những điểm tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong bài thơ Sóng có sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng sóng và em. Sóng là sự hoá thân của em và ngược lại mỗi trạng thái tâm hồn em lại phù hợp với một trạng thái của sóng.

- “Dữ dội và dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ”: Sóng và “em” mang vẻ đẹp tình yêu mới, vừa đắm say, vừa tỉnh táo, vừa dè dặt vừa cuồng nhiệt; vừa hoài nghi vừa tin tưởng,…

Advertisements (Quảng cáo)

- “Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể”: Vẻ đẹp mới, mang dấu ấn thời đại. Những cơn sóng ấy hay chính là “em” người con gái đang yêu, dám mạnh dạn, chủ động bày tỏ những rung động rạo rự, những khát khao tình yêu.

-“Sóng bắt đầu từ gió / Gió bắt đầu từ đâu”: Người con gái ấy miệt mài đi tìm lời giải đáp về nguồn gốc của tình yêu nhưng không thể, bởi nguồn gốc tình yêu đều bí ẩn, kì diệu.

- “Con sóng nhớ bờ / Ngày đêm không ngủ được”: Tình yêu của người con gái ấy da diết, chung thủy, son sắt “Cả trong mơ còn thức”.

-“Trăm ngàn con sóng đó / Con nào chẳng tới bờ / Dù muôn vời cách trở”: Thuỷ chung, son sắt, vượt qua mọi thử thách, trở ngại trong tình yêu.

- “Tan ra thành trăm con sóng nhỏ / Ngàn năm còn vỗ”: Khao khát sống hết mình, hóa thân trong tình yêu, bất tử hóa tình yêu

→ Có thể thấy, tâm hồn người phụ nữ đang yêu mang vẻ đẹp mới mẻ, hiện đại nhưng đồng thời là vẻ đẹp mang tính truyền thống, có gốc rễ trong tâm thức dân tộc.