Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Cánh diều Câu 6 trang 11 SBT Văn 11 Cánh diều tập 1: So...

Câu 6 trang 11 SBT Văn 11 Cánh diều tập 1: So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyền...

So sánh nội dung phân tích hai đoạn thơ trên và chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt. Phân tích, đưa ra lời giải Câu 6 trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một - Bài Nỗi niềm tương tư trang 10 sách bài tập văn 11 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyền Kiều:

- Lần trăng ngơ ngẩn ra về,

Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.

Nỗi nàng canh cánh nào quên,

Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là.

(Bích Câu kì ngộ)

- Chàng Kim từ lại thư song

Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây

Sầu đông càng lắc càng đầy,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

(Truyện Kiều)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

So sánh nội dung phân tích hai đoạn thơ trên và chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt khi cùng nói về tâm trạng tương tư.

Answer - Lời giải/Đáp án

– Điểm tương đồng:

+ Sau khi gặp gỡ người đẹp trở về.

+ Da diết không nguôi nỗi niềm tưởng nhớ: “Nỗi nàng canh cánh nào quên” (Tú Uyên), “Nỗi nàng canh cánh bên lòng biểng khuây” (Kim Trọng).

+ Cảm nhận độ dài của thời gian trong nhớ mong, chờ đợi.

– Điểm khác biệt:

+ Tú Uyên: tương tư dẫn đến tâm trạng ngẩn ngơ, thức thâu đêm, chong đèn nhớ về người đẹp.

+ Kim Trọng; tưởng tư dẫn đến tâm trạng sâu buồn, nỗi buồn nhớ ngày càng tránh dâng. “Sầu đông càng lúc căng đầy”, không cảm nhận thời gian khách quan mà cảm nhận thời gian bằng tâm trạng: “Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.

- Kết luận chung:

+ Cả hai tác giả đều miêu tả đúng, sâu sắc tâm trạng tương tự

+ Mỗi tác giả có sự tinh tế riêng khi khắc hoạ tâm trạng nhân vật.