Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Cánh diều Câu 6 trang 22-23-24 SBT Văn 11 Cánh diều tập 1: Đoạn...

Câu 6 trang 22-23-24 SBT Văn 11 Cánh diều tập 1: Đoạn trích kể về việc gì?...

Hướng dẫn trả lời Câu 6 trang 22-23-24, SBT Ngữ Văn 11, tập một - Bài Chí Phèo trang 21 sách bài tập văn 11 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Đọc đoạn trích truyện Chí Phèo sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Xác định những điểm nhìn được sử dụng trong đoạn trích.

b) Đoạn trích kể về việc gì?

c) Chí Phèo dõng dạc nói: “Tao muốn làm người lương thiện”. Em hiểu lời nói đó như thế nào?

d) Có người cho rằng Chí Phèo giết bá Kiến vì say rượu. Em có đồng ý không?

e) Hãy lý giải vì sao sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo lại tự sát? Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào?

g) Nêu cách hiểu của em về hình ảnh ở cuối tác phẩm: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện tại một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Đọc kỹ đoạn trích đề bài đã cho,xác định yêu cầu chính và từ khóa quan trọng trong các câu hỏi mà đề bài đưa ra từ đó tìm kiếm thông tin, câu trả lời trong đoạn trích để hoàn thành yêu cầu đề bài đưa ra.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Đoạn trích có sự kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả với điểm nhìn của các nhân vật bá Kiến, thị Nở.

b. Đoạn trích kể về việc Chí Phèo giết bá Kiến rồi tự sát, thị Nở nghĩ lại việc ăn nằm với Chí Phèo và “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”.

c. Câu nói "Tao muốn làm người lương thiện” cho thấy Chí Phèo đã ý thức được bi kịch của mình (bị mất nhân hình, nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người), đồng thời, thể hiện khát khao được sống như một người bình thường lương thiện.

d. Có người cho rằng Chí Phèo giết bá Kiến vì say rượu. Song không phải như vậy, Chí Phèo giết bá Kiến vì Chí đã nhận ra được kẻ thủ của mình, kẻ đã đẩy mình vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

e. Sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo tự sát. Đây không phải là hành động mù quáng do say rượu. Chí đã thức tỉnh, không thể đập phá và chém giết như trước; Chỉ muốn làm người lương thiện, nhưng ai cho hắn lương thiện. Kẻ thù của Chí không phả chỉ có mình bá Kiến mà là cả xã hội độc ác và thối nát đương thời. Giết bá Kiến rồi Chí cũng không được yên. Bởi vậy, Chí phải tự kết liễu đời mình. Chỉ có cái chết mới giúp Chí thoát khỏi kiếp sống của con quỷ dữ. Trước đây, để tồn tại, Chí phải bản bộ mặt và linh hồn cho quỷ; đến nay, khi linh hồn đã trở về, Chí phải đổi cả mạng sống của mình. Niềm khát khao được sống lương thiện lớn hơn cả tính mạng Vì thế, cái chết của Chí có ý nghĩa tố cáo xã hội đương thời đã khiến người nông dân lương thiện không những bị bần cùng hoá, lưu manh hoá mà còn bị cự tuyệt quyền làm người và bị đẩy vào chỗ chết.

d. Hình ảnh ở cuối tác phẩm (“Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”) có sức gợi rất lớn. Hình ảnh “cái lò gạch cũ” gắn với hình ảnh Chí Phèo ở đầu truyện, khi còn là đứa bé mới sinh được cuốn trong một cái váy đụp vứt ở cái lò gạch bỏ hoang. Ở cuối tác phẩm, hình ảnh này lại xuất hiện, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gợi cho người đọc suy nghĩ có thể sẽ có một Chí Phèo con cũng ra đời ở “cái lò gạch cũ” như thế và “nối nghiệp” bố. Như thế, hình ảnh “cái lò gạch cũ có thể được coi như là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, nếu như xã hội không có những sự thay đổi lớn lao.