Câu hỏi/bài tập:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Em thấy thông tin nào về Đặng Thuỳ Trâm là đặc sắc nhất?
b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin tổng hợp?
c) Có thể đặt nhan đề văn bản trên như thế nào?
d) Văn bản trên và văn bản Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái có điểm chung nào?
e) Nếu cần giới thiệu về liệt sĩ Đặng Thùy Trâm (từ 8 – 10 dòng), em sẽ nêu những nội dung gì?
Đọc văn bản, chú ý tìm ra những từ khóa quan trọng có trong đoạn văn bản phù hợp với nội dung câu hỏi đề bài đưa ra để tìm được câu trả lời phù hợp cho từng yêu cầu đề bài đưa ra
a) Nội dung chính của đoạn trích trên cung cấp cho người đọc những thông tin về bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
- Thông tin về “tuổi thơ của Đặng Thùy Trâm trải qua thời kì khốn khó trong những năm kháng chiến…tuổi thanh xuân của họ”là thông tin đặc sắc nhất đối với em. Bởi hoàn cảnh thời đại có thể được coi là bệ đỡ, là yếu tố tác động khá lớn tới những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm ở các sáng tác sau này của tác giả. Biết được hoàn cảnh thời đại tác giả trải qua cũng phần nào có thể dễ dàng phân tích những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả với tác phẩm.
b) Văn bản có mục đích cung cấp thông tin tổng hợp. Đồng thời, trong bài còn sử dụng nhiều phương thức khác nhau như: thuyết minh, tự sự, nghị luận, miêu tả…
c) Với nội dung của văn bản, có thể đặt nhan đề khác nhau: Ví dụ: Đặng Thùy Trâm – Tấm gương sáng về lòng yêu nước hoặc Đặng Thuỳ Trâm – Người bác sĩ kiên trung,...
d) Văn bản trên và văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái có điểm chung là cùng viết về những con người Việt Nam có phẩm chất cao đẹp.
e) Bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh tại Huế nhưng lớn lên tại Hà Nội trong một gia đình giàu tri thức. Bố chị là ông Đặng Ngọc Khuê, bác sĩ ngoại khoa; mẹ chị là bà Doãn Ngọc Trâm, giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội. Chị từng là học sinh của Trường Chu Văn An, Hà Nội và là giọng ca xuất sắc của trường Chu Văn An và Đại học Y Hà Nội. Bên cạnh việc say mê học tập, luôn giúp đỡ bạn bè gặp khó khăn, Thùy Trâm còn tích cực tham gia câu lạc bộ thơ văn cùng khóa của trường Chu Văn An, gồm có các thành viên sau này trở thành các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, Vương Trí Nhàn... Chị và các anh bạn cùng lớp Lê Văn Kiếm, Hoàng Ngọc Kim, Dương Đức Niệm kết thành nhóm phấn đấu vào Đảng. Nối nghiệp gia đình, Thùy Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội chuyên khoa Mắt và được nhà trường cho tốt nghiệp sớm một năm để đi chiến trường. Năm 1966, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967, chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh xá dân sự nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm 1968. Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.