Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Cánh diều Câu 8 trang 49 SBT Văn 11 Cánh diều tập 2: Đặc...

Câu 8 trang 49 SBT Văn 11 Cánh diều tập 2: Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh?...

Đọc đoạn văn bản trích mà đề bài đưa ra. Lời giải bài tập, câu hỏi Câu 8 trang 49, SBT Ngữ văn 11, tập hai - Bài Một thời đại trong thi ca trang 48 sách bài tập văn 11 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Văn bản Một thời đại trong thi ca có đoạn:

“ Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.”

Đoạn văn trên giúp em có thêm những hiểu biết gì về:

- Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh?

- Phong trào Thơ mới 1932 - 1945?

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc đoạn văn bản trích mà đề bài đưa ra, kết hợp với sự hiểu biết và những tài liệu tham khảo cũng như thông tin mà đoạn văn cung cấp để trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đoạn văn bản “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” cho thấy:

- Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh: giàu hình ảnh và chất thơ, câu văn có nhịp điệu, được tạo nên bởi những cấu trúc tương xứng lặp đi lặp lại như một điệp khúc.

- Phong trào Thơ mới 1932 - 1945: là một phong trào thơ ca phong phú về nội dung cảm xúc và đa dạng về cả tính sáng tạo. Đó là một trào lưu văn học với nhiều nhà thơ nổi tiếng

Advertisements (Quảng cáo)