Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 (sách cũ) Viết bài làm văn số 1 – Nghị luận xã hội SBT...

Viết bài làm văn số 1 - Nghị luận xã hội SBT văn 11 tập 1 trang 14: bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành...

Giải câu 1, 2 trang 14 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành. Soạn bài Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội SBT Ngữ văn 11 tập 1.

1. Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành (Đề 3, trang 14, SGK)

Bài làm cần nêu rõ được :

a) Ý nghĩa của phương châm Học đi đôi với hành. Phải giải đáp được những câu hỏi dưới đây :

- Thế nào là học? Chữ học ở đây có nghĩa hoàn toàn giống với chữ học trong câu Học, học nữa, học mãi không?

- Thế nào là hành? Từ hành dùng ở câu này có hoàn toàn đồng nghĩa với từ hành động không?

-  Thế nào là học kết hợp với hàn? Có phải vừa học vừa làm tức là học đã kết họp được với hành không? Thử nêu một ví dụ về sự kết hợp học với hành.

b) Ý kiến của anh (chị) về phương châm Học đi đôi với hành. Chẳng hạn như :

- Xác nhận rằng phương châm ấy là hoàn toàn đúng.

- Giải thích vì sao có thể nói phương châm ấy là hoàn toàn đúng. Phải nói rõ được :

+ Nếu không kết hợp học vói hành thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

+ Ngược lại, nếu kết hợp học với hành thì sẽ mang lại kết quả gì?

+ Có phải chỉ trong thòi đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành không? Vì sao nói trong thời đại ngày nay, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết?

Lưu ý : Có thể đưa những dẫn chứng cụ thể đề làm cho ý kiến của mình rõ hơn, có sức thuyết phục hon. Trong quá trình trình bày, cũng có thể phê phán những cách quan niệm và biếu hiện không đúng trong nhà trường và ngoài đời sống.

- Nêu rõ : Người học sinh, trong thòi gian học tập ở nhà trường, phải làm gì để có thể kết hợp học với hành ? Và sau này, khi đã bước vào cuộc sống thì phải làm gì để tiếp tục thực hiện phương châm đó.

2. Hãy viết một bài văn nghị luận để trình bày ý kiến của anh (chị) về một trong các câu tục ngữ sau:

a) Có chí thì nên.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Có công mài sắt, có ngày nên kim.

c) Kiến tha lâu cũng đầy đổ

d) Thất bại là mẹ thành công.

Khi viết bài, cần chú ý đến những điểm sau :

a) Tìm hiểu kĩ đề bài để xác định được :

-  Cần phải phát biểu ý kiến về vấn đề gì. Muốn thế, phải hiểu thật chính xác ý nghĩa của câu tục ngữ cần bàn luận.

- Cần phải phát biểu ý kiến về vấn đề đó trong tư cách nào, và do đó, bài làm phải ỉà tiếng nói của ai cần chú ý rằng, phát biểu của một học sinh không thể hoàn toàn giống với lời nói của một giáo viên hay một người lớn tuổi về giọng điệu hoặc nội dung.

- Cần phải phát biểu ý kiến về vấn đề đó với ai và để làm gì: để giảng giải cho những người chưa hiểu, để chứng minh cho những người còn chưa tin, hay để bàn cho rõ thêm về ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ, đặc biệt là với những người còn đang học tập ở nhà trường.

b) Sắp xếp các ý một cách khoa học, hợp lí, cụ thể là :

- Cần bắt đầu quá trình giải quyết vấn đề bằng việc giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ. Vì lẽ giản đơn : không biết câu tục ngữ nói đến điều gì thì cũng không thể biết phải phát biểu ý kiến, phải bàn luận về nó thế nào.

Trong việc giảng giải ý nghĩa của câu tục ngữ, cần đi từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ ý nghĩa của những từ ngữ quan trọng, khó (như từ chí, từ nên trong câu “Có chí thì nên”), hoặc được dùng vói ý nghĩa bóng bẩy (như từ mẹ trong câu “Thất bại là mẹ thành công”) đến ý nghĩa của cả câu. Và khi giảng nghĩa cả câu, cũng phải đi từ nghĩa gốc đến nghĩa chuyển, nghĩa đen đến nghĩa bóng (như trong trường họp các câu “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”).

- Khi trình bày ý kiến của bản thân về câu tục ngữ, cần chú ý lật đi lật lại vấn đề, xem xét trên nhiều mặt khác nhau, để ý kiến thêm phong phú và có sức thuyết phục lớn hơn. Ví dụ : Khi bàn về câu “Thất bại là mẹ thành công”, phải xét đến hai trường họp:

+ Với những người bạc nhược, dễ chán nản, bi quan thì thất bại chỉ càng thêm nản chí, thêm hao mòn sức đấu tranh và do vậy mà mục đích phấn đấu càng trở thành xa vời. Thất bại, với những người ấy, không thể là mẹ của thành công.

+ Trái lại, ở những người có chí khí, có tinh thần nhẫn nại, có đức kiên trung và biết rút ra những bài học bổ ích từ trong cuộc sống thì thất bại sẽ khiến họ càng có nhiều kinh nghiệm, càng thôi thúc họ mau chóng sửa chửa sai lầm, tìm những đường đi mới để có thể đạt được mục đích đã đặt ra. Với những người như thế, thất bại quả thật đã là mẹ của thành công.

Vì thế, mỗi con người chân chính phải phấn đấu sao cho những thất bại chỉ làm mình thêm quyết chí, thêm cứng cỏi, để từ thất bại, những thành công sẽ được sinh ra.

- Cần liên hệ những câu tục ngữ xa xưa với đời sống nhiều mặt của hiện tại để làm cho những ý kiến, những lời bàn không khuôn sáo, phù phiếm, vô bổ, xa rời thực tế. Việc liên hệ nên đi từ thực tế học tập ở nhà trường, vì người bàn luận là một học sinh. Nhưng từ thực tế gần gũi ấy, anh (chị) phải biết mở rộng hơn đến những hoàn cảnh sống khác, lứa tuổi khác, nghề nghiệp khác, những lĩnh vực khác ngoài đời sống.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Văn 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)