Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 (sách cũ) Thao tác lập luận bác bỏ – SBT Văn lớp 11 tập...

Thao tác lập luận bác bỏ - SBT Văn lớp 11 tập 2: Giải câu 1, 2, 3 trang 21...

Giải câu 1, 2, 3 trang 21 SBT Ngữ văn lớp 11 tập 2. Hãy xét xem cách thức bác bỏ của Mặc Tử, nhà triết học Trung Quốc cổ đại trong đoạn trích dưới đây có gì khác so với cách thức bác bỏ của Nguyễn Đình Thi trong đoạn trích nêu trong bài tập 1 ở trên không ?

1. Hãy đọc lại đoạn trích của tác giả Đinh Gia Trinh (trong mục II tr. 24 - 25, Ngữ văn 11, tập hai) và đoạn trích của tác giả Nguyễn Đình Thi (trong phần Luyện tập, Ngữ văn 11, tập hai). Cả hai đoạn trích đều có nói đến Truyện Kiều và đều sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. Nhưng nội dung bác bỏ và cách thức bác bỏ của hai đoạn trích ấy có giống nhau không ? Nếu khác thì khác nhau ở những điểm nào ?

a) Về nội dung bác bỏ : "Những câu nói đến Truyện Kiều trong đoạn trích nói riêng, cũng như toàn đoạn trích của Đinh Gia Trinh nói chung được viết để phản bác nhận định của Nguyễn Bách Khoa cho rằng “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.

Trong khi ấy, điều mà Nguyễn Đình Thi muốn bác bỏ lại mang nội dung khác hẳn. Với Nguyễn Đình Thi, thơ- kể cả thơ của các cây bút tuyệt diệu như Hồ Xuân Hương hay Nguyễn Du - không nhất thiết đều là những lời mượt mà, bóng bẩy ; vì thế, ông phản đối những ai một mực cho rằng thơ là những lời đẹp.

b) Về cách thức bác bỏ : Đinh Gia Trinh tập trung vào việc chứng minh rằng những luận cứ mà Nguyễn Bách Khoa đã dựa vào là không đúng. Những bài thơ, câu thơ mà Nguyễn Bách Khoa nêu ra không chứng tỏ được rằng Nguyễn Du là “một con bệnh thần kinh”. Luận điểm dựa vào những luận cứ sai tất nhiên không thể đúng.

Nguyễn Đình Thi lại sử dụng một cách bác bỏ khác. Tác giả "tấn công” trực tiếp vào luận điểm, bằng cách chứng tỏ rằng luận điểm đó không phù họp với những sự thật hiển nhiên. Để rồi ông sẽ tiếp tục chứng minh sự đúng đắn của một luận điểm hoàn toàn ngược lại: những chữ, những sự vật bình thường, thậm chí tầm thường nhất cũng có thể đưa vào thơ, để trở thành thơ.

2. Hãy xét xem cách thức bác bỏ của Mặc Tử, nhà triết học Trung Quốc cổ đại trong đoạn trích dưới đây có gì khác so với cách thức bác bỏ của Nguyễn Đình Thi trong đoạn trích nêu trong bài tập 1 ở trên không ?

THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN

Văn Quàn đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử : “Có kẻ nói với ta rằng : Trung thần là người bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có thể coi là trung thần được không ?”.

Mặc Tử nói: “Bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, như thế khác gì cái bóng ? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang ? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì có còn được ích gì ? Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần, thì khi vua có lầm lỗi, phải lựa cách can ngăn để đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ mà không lộ ra ngoài; trên thì thành thực một lòng một dạ với vua ; dưới thì không a dua vào bè kết đảng với ai [...]. Có được như thế thì tôi mói cho là trung thần”.

(Theo Nguyễn Văn Ngọc - Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Tiến trình bác bỏ của Mặc Tử cũng nhằm vào chính luận điểm. Nhưng cách thức bác bỏ luận điểm của Mặc Tử khác với cách thức bác bỏ của Nguyễn Đình Thi. “Vũ khí” bác bỏ của Nguyễn Đình Thi là những dẫn chứng lấy từ sự thật trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bô-đơ-le ; còn Mặc Tử bác bỏ bằng suy luận, bằng lí lẽ. Mặc Tử đã chứng minh một cách rất họp lí rằng, luận điểm về “trung thần” như Văn Quân nói lại vói ông, nếu tiếp tục phát triển một cách lôgíc, sẽ dẫn đến một điều không thể nào chấp nhận : trung thần không phải là rường cột mà chỉ lay lắt, chập chờn như cái bóng, tiếng vang!

3. Hãy sưu tầm một vài đoạn văn nghị luận hay, trong đó tác giả đã sử dụng thành công thao tác lập luận bác bỏ.

Advertisements (Quảng cáo)

Có thể sưu tầm một vài đoạn văn như:

a) Thời chiến tranh, bom đạn, thuốc hoá học... đã huỷ hoại tàn khốc môi trường. Nay thòi bình, môi trường vẫn bị huỷ hoại không kém...

Đành phải nói đấy là sự thật. Nôngd ân Việt Nam vẫn còn rất nhiều người nghèo. Cái nghèo buộc họ phải khai thác thiên nhiên để sống. Cứ thấy nhiều vùng, nhiều người giàu lên vì con tôm sú, nên họ cũng ào ạt đi theo. Nuôi tôm, nhưng đất đai hạn chế, sinh ra chuyện phá rừng ngập mặn, bỏ lúa, lập vuông nuôi.

Dân mình vẫn còn nhiều người có tâm lí: cứ lợi dụng được gì, lợi dụng nấy. Chặt một vạt rừng, thải một mớ rác, mà cứ nghĩ không ảnh hưởng đến ai. Hình như họ không thấy rằng, rừng giảm dần diện tích, điều đó đồng nghĩa với môi trường sinh sản của nhiều loài thuỷ sản, động vật sinh sống tại đó bị ảnh hưởng. Nguồn lợi thiên nhiên suy giảm đã đành, chuyện chắn gió, chống sạt lở bờ biển cũng ảnh hưởng theo.

Có nơi, nông dân còn làm áp lực để Nhà nước cho họ bỏ lúa nuôi tôm mà chưa tính đến chuyện mình có vững kỹ thuật nuôi hay không, đất vùng đó có thích họp không. Đất nuôi tôm nhiễm mặn, dễ nhiễm nhiều mầm bệnh. Cộng thêm lượng thức ăn cho tôm bị dư, lâu ngày hoá thành chất sun fie, vô tình tạo môi trường tốt cho các vi khuẩn gây bệnh bám vào tôm. Nhiều nơi, có vuông tôm chết sạch vì bệnh đốm trắng. Đâu dừng lại ở đó ! Nhà nước hiện thiếu kinh phí đầu tư thuỷ lợi hợp lí cho nuôi thuỷ sản, nên ở các vùng nuôi tôm, nước từ vuông tôm bị nhiễm bệnh, tuôn ra kênh rạch tự nhiên, lại len vào vuông khác, mang theo mầm bệnh. Rồi sự di chuyển của nguồn nước ấy, cảnh báo kéo theo sự tàn phá thảm thực vật ven kênh rạch, rừng ngập mặn ven biển, diệt cả nhiều loại thuỷ sản quý trong tự nhiên.

Nông dân có tâm lí "hễ thua phải gỡ Thất vụ này, gầy vụ khác. Có người chỉ cho đó là do con giống, do thời tiết chứ không ngờ tôm chết có thể chính từ ảnh hưởng môi trường. Thậm chí, nhiều người chưa nhận thức rõ việc nuôi tôm của họ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Đất nuôi tôm, nước mặn đã phá cấu trúc đất. Muốn chuyển trở lại trồng lúa, phải mất từ 5-6 năm, thậm chí 10 năm mới thực sự ngọt hoá trở lại để lúa phát triển tốt.

Thực ra giải pháp khắc phục đã có từ lâu, nhưng thực hiện được hay không mới khó. Ở In-đô-nê-xi-a, Chính phủ đứng ra vay tiền của Ngân hàng Thế giới, đầu tư hệ thống thuỷ lợi phù hợp cho hàng ngàn héc-ta. Nước vào vuông hay thải ra, có hệ thống xứ lí riêng biệt, không gây ánh hưởng môi trường. Nông dân chỉ việc đến nhận đất, nuôi tôm theo định hướng, kế hoạch cụ thể theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Còn ở ta, trước mắt có thề nuôi tôm theo mô hình tôm - lúa. Nước mặn chỉ xâm xấp ở tầng trên, chất thải qua quá trình nuôi, đến mùa mưa khi gieo trồng lúa có thể “ nhờ ” cây lúa xử lí.

(Theo Võ Tòng Xuân, Đang quên môi trường, tạp chí Tia sáng, ngày 5 - 1 - 2007)

b) Đọc Thạch Lam, có người chê câu văn Thạch Lam và nói chung văn phẩm Thạch Lam là ít động tác, ít hành động và kết luận :“Cho nên Thạch Lam viết truyện dài không thành công”. Tôi đồng ý là truyện dài “Ngày mới” của Thạch Lam không thành công, nhưng rất dè dặt về cái điểm “câu văn và văn phẩm nhất thiết phải có động tác, phải nhiều hành động’, bởi vì nhiều khi, nhiều động tác quá thì lại hoá ra túi bụi. Cái chính trong truyện là nhân vật có làm, phải làm cái này cái kia, nhưng nhân vật còn phải có cảm có nghĩ, có suy nghĩ nữa. Và cái thế giới bên trong đó của một nhân vật của những nhân vật rất là cần thiết cho sinh khí tiểu thuyết. Cái phần ấy mới đem đến cho nhân vật một cái chiều sâu và do cái thâm thuý đó mới thoả mãn được người bạn đọc và giúp gì cho người bạn đọc.

(Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Văn 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)