Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 Thao tác lập luận bình luận Văn 11 tập 2: Câu 1,...

Thao tác lập luận bình luận Văn 11 tập 2: Câu 1, 2, 3, 4 trang 70...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 70 SBT Ngữ văn 11 tập 2. Trong những đoạn trích dưới đây, đoạn nào sử dụng thao tác lập luận bình luận là chủ yếu ? Vì sao ?. Soạn bài Thao tác lập luận bình luận văn 11 tập 2

Advertisements (Quảng cáo)

1. Bài tập 2, trang 73 – 74, SGK.

Tác giả đoạn văn đã sử dụng thao tác lập luận bình luận. Vì:

– Có đánh giá mức độ thảm khốc của những tai nạn giao thông và nguyên nhân dẫn đến những tai nạn thảm khốc đó.

– Bàn luận sâu, rộng về mối liên quan giữa những tai nạn giao thông với sự tổn hại lực lượng lao động trong xã hội, với lòng hiếu khách của dân tộc trong thời hội nhập… Sau đó, còn bàn đến biện pháp khắc phục tình hình, để cho “những lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố”.

2. Trong những đoạn trích dưới đây, đoạn nào sử dụng thao tác lập luận bình luận là chủ yếu ? Vì sao ?

a) Có thể có những cái không biết thì dễ chịu hơn là biết. Nhưng tôi thì tôi chủ trương rằng cái gì cũng cần phải biết. Nhà văn có bổn phận phải biết cho thật nhiều.

Các nhà văn trẻ biết rất ít. Hẳn là vì họ không nhận rõ được những chỗ giống nhau và khác nhau giữa các đồ vật, các âm thanh, các màu sắc, các hiện tượng của thiên nhiên.

Một nhà văn trẻ viết: “ Con chó quay xung quanh cái đuôi để cắn bọ chét”.  Một người khác viết:“Chàng hiểu câu chuyện của nàng một cách đầy ý nghĩa”. Có những người lại viết những câu thật mê li: “Nhưng nửa đêm đã lên dây chiếc đồng hồ tinh tú cúa nó bằng chiếc chìa khoá cạnh khế của một con dế mùa thu”.

Hầu hết những câu vàng ngọc trên đây tôi đều chép lại ở hai số đầu của tạp chí “Tháng Mười” ra năm 1927. Trong tạp chí này có một cộng tác viên dùng một thú ngôn ngữ như sau: “Đó là một cái dấu trừ to tướng, chỉ vài năm nữa nó sẽ quy tất cả những dấu cộng của ta thành con số không”.

Những nhà văn mà tôi đã trích dẫn những câu viết không đứng ở trên kia không nên giận tôi, vì tôi không có ý định đem họ ra làm trò cười. Tôi không thể làm như vậy được, vì trước kia tôi đã từng biết thế nào là cái nhục chua xót của một người thiếu học thức.

(Lược trích từ M.Go-rơ-ki, Bàn về văn học, tập I, NXB Vãn học, Hà Nội, 1965)

b) Học là gì ? Học tức là học những cái chưa biết để biết mà đem ra thực hành. Nhưng thực hành cái gì ? Thực hành ở đâu ? Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau.

Ngày nay, chúng ta lúc nhỏ thì học văn, từ, thơ, phú, lớn lên ra làm thì lại luật, lịch, binh, hình. Lúc nhỏ học nào Sơn Đông, Sơn Tây mắt chưa nhìn thấy, lớn lên ra làm thì đến Nam Kì, Bắc Kì. Lúc nhỏ học nào thiên vãn, địa lí, chính sự, phong tục tận bên Trung Quốc (mà nay họ đã sửa đổi khác hết rồi), lớn lên ra làm thì lại dùng đến địa lí, thiên văn, chính sự, phong tục của nước Nam hoàn toàn khác hẳn. […] Còn biết bao những việc tương tự như thế, mòn bút khô môi cũng không kể hết […]

(Theo Nguyễn Trường Tộ, Tế cấp bát điều, trong Trương Bá cần, Nguyễn Trường Tộ – Con người và di thảo, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988)

c) Tôi từ Đức đến đây để bày tỏ lòng yêu quý và biết ơn của mình đối với người thầy không thể nào quên được và người bạn trung thành. Người bạn trung thành ! Người bạn cố tri nhất và là chiến hữu của ông vừa mới gọi Các Mác là một con người bị căm ghét nhất của thế kỉ này. Đúng là như vậy. Ông bị người ta căm ghét nhất, nhưng ông cũng được người ta yêu quý nhất. Bị những kẻ áp bức và bóc lột nhân dân căm ghét nhất, được những người bị áp bức và bị bóc lột yêu quý nhất, vì họ ý thức được địa vị của mình. Quần chúng bị áp bức và bị bóc lột yêu quý ông, vì ông yêu quý họ. Người mà chúng ta đang khóc vì không còn nữa, là một người vĩ đại cả trong tình yêu của mình cũng như trong lòng căm thù của mình. Lòng căm thù của ông xuất phát từ tình yêu. Ông không những có một khối óc vĩ đại, mà còn có một trái tim vĩ đại. Tất cả những ai biết ông đều biết điều đó.

Đứng ở đây mà nói những lời văn hoa là không đúng chỗ. Vì không ai ghét cay ghét đắng lối nói suông bằng Các Mác. Chính công lao bất tứ của Mác là ở chỗ ông, đã giải phóng giai cấp vô sản, đảng của nhân dân lao động, thoát khỏi những câu nói suông và đem lại cho đảng đó một cơ sở khoa học vững chắc, không gì lay chuyển được. Là một nhà cách mạng của khoa học, nhà cách mạng nhờ khoa học, Mác đã đạt tới những đính cao nhất của khoa học, để từ đó đi xuống nhân dân và làm cho khoa học trở thành tài sán chung của nhân dân.

(Li-ép-nếch, Lời điếu đọc trước mộ Các Mác, trong Tuyển tập Mác – Ăng-ghen, tập V, bản tiếng Việt, NXB Sự thật, Hà Nội, 1983)

Đoạn trích a được viết với mục đích chủ yếu là chứng minh nhận xét của mình là có thật, và vì thế, thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích cũng là thao tác chứng minh.

Từ cách xem xét ấy, có thể thấy thao tác chính được dùng trong đoạn trích b cũng là chứng minh. Đoạn trích đó được viết chủ yếu là để cho người đọc thấy rõ việc học của nước ta thời ấy xa rời thực tế, vì thế hoàn toàn vô bổ. Thao tác giải thích dùng ở nửa trên chỉ có tính chất bổ trợ cho sự chứng minh.

Chỉ có đoạn trích c mới thực là đoạn trích được tác giả sử dụng thao tác lập luận bình luận là chủ yếu. Vì đấy là đoạn trích được viết ra nhằm đánh giá và bàn luận về một vĩ nhân vừa mới qua đời.

3. Đọc kĩ đoạn trích sau đây rồi trả lời câu hỏi ghi bên dưới:

Có nhiều người học ngoại ngữ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Sau một thời gian, vì những lí do khác nhau, nhiều người quay lại với chuyện học ngoại ngữ ở những trường có tiếng tăm hẳn hoi. Nhưng rồi họ phải nhai đi nhai lại những đề tài cũ và nhồi vào đầu các quy tắc ngữ pháp cũ rích. Không có gì tẻ nhạt hơn. Nhiều người bỏ học, sau đó lên dây cót tinh thần và lại bắt đầu khoá học mới. Nhưng thường là thời gian tham gia khoá học sau ngắn hơn khoá học trước. Khi xuất hiện những hình thức học qua băng đĩa, qua in-tơ-nét, nhiều người hào hứng lao vào với hi vọng mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Nhưng thất bại vẫn hoàn thất bại. Họ không sao gò mình vào việc làm bài tập ở nhà và những công việc đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ. Họ tự hỏi: Tại sao mình không gặp được một phương pháp phù hợp giúp mình có động lực mạnh mẽ để học tốt ? Phải chăng học ngoại ngữ luôn là công việc tẻ nhạt thế này ?

[…] Tìm cho mình một phương pháp học tốt nhất, phù họp với tính cách con người mình, là việc nên làm. Tuy nhiên, người học đừng bao giờ ảo tưởng vào một phương pháp siêu việt, nhờ đó, ngôn ngữ nước ngoài tự động chảy vào đầu mình. Những yếu tố như kiên nhẫn, cố gắng liên tục, duy trì tính kỉ luật cao… bao giờ cũng rất cần thiết. Nếu người học mắc bệnh “cả thèm chóng chán” thì không khi nào anh ta có thể đạt tới mục tiêu đề ra. Ai đó đã nói câu : “Đối với một nữ diễn viên ba-lê tồi thì cái gấu váy cũng là vật cản”. Câu nói này cũng có thể đúng với người học ngoại ngữ. Một khi anh ta không dám khắc phục một khó khăn nhỏ mà chỉ lo bới lông tìm vết trong những nguyên nhân vụn vặt thì thất bại là điều không tránh khỏi. Cho nên, điều quan trọng nhất là xem lại động cơ học tập của mình và tạo ra hứng thú học hành.

(Theo 5 trở ngại thường gặp khi học ngoại ngữ, báo Giáo dục và Thòi đại, ngày 19 – 2 – 2005)

Câu hỏi:

a) Nhận xét về cách triển khai lập luận bình luận trong đoạn trích.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Anh (chị) thấy còn có thể bàn luận thêm những điều gì về vấn đề trên ?

a) Trong đoạn trích, tác giả đã triển khai lập luận bình luận theo cách :

– Nêu rõ đề tài cần bình luận: Nhiều người đã học ngoại ngữ trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, với nhiều hình thức khác nhau, “nhưng thất bại vẫn hoàn thất bại”.

– Phê phán quan niệm cho rằng, có tình trạng trên là vì người ta chưa tìm ra được một phương pháp học tập phù hợp.

– Nêu ra quan niệm của người viết: cần xem lại động cơ học tập, để từ đó tạo ra hứng thú học tập chân chính, vì ý chí, tinh thần học tập mới là điều quan trọng nhất.

b) Còn có thể bàn luận thêm những điều như:

– Tinh thần, ý chí là điều quan trọng nhất, không chỉ riêng với việc học ngoại ngữ mà còn với sự học tập, sống và làm việc nói chung.

– Nhưng không thể vì thế mà coi thường phương pháp. Người ta chỉ có thể học tập, sống và làm việc thực sự có kết quả khi ý chí, tinh thần cao gặp gỡ được một phương pháp tốt.

4. Hãy xây dựng một lập luận bình luận để nêu ý kiến riêng của bản thân về một hiện tượng (vấn đề) đang được quan tâm trong nhà trường (hoặc trong đời sống) hiện nay.

Có thể tham khảo các đoạn trích sau:

a) Lời bình luận của Lê-nin về hiện tượng nghệ thuật mà một nhà cách mạng người Đức thời ấy – bà Cla-ra Xét-kin – đã nêu ra : “Tôi (C. Xét-kin – NBS) không thể không thú nhận rằng chính tôi cũng thiếu khả năng lĩnh hội có thể làm cho tôi thấy rõ tại sao nguồn cảm hứng trong nghệ thuật lại phải thể hiện bằng cách thay các lỗ mũi bằng những hình tam giác, và tại sao cái khuynh hướng cách mạng đi vào hành động lại phải biến hình thể con người thành một cái bao tải mềm nhũn và chả ra hình thù gì cắm trên hai cái chân cà kheo và có hai cái chĩa có năm càng.”:

Mà phải rồi, chị Cla-ra thân mến ạ, không thể nói gì được nữa , chị và tôi, chúng ta đều đã già rồi. Đối với nghệ thuật mới, chúng ta không thể đi theo được nữa, chúng ta chịu lệt bệt và ở sau vậy.

Nhưng điều quan trọng không phải là ý kiến của chúng ta về nghệ thuật. Điều quan trọng cũng không phải là những cái mà nghệ thuật đang đem đến cho vài trăm người, ngay cả cho vài nghìn người, trong một dân số, như dân số của chúng tôi, đông kể đến hàng triệu và hàng triệu người. Nghệ thuật là của nhân dân. Nó phải bắt rễ rất sâu xa trong quảng đại quần chúng lao động. Có nên cung cấp những bánh bích-quy ngọt dịu và ngon lành cho một số người tối thiểu, trong lúc mà quần chúng công nông còn thiếu đến cả bánh mì đen không ? Tôi nói đây không những chỉ theo nghĩa đen, mà cả theo nghĩa bóng nữa, trong tâm trí lúc nào cũng phải nghĩ đến công nhân và nông dân. Trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hoá cũng như trong các lĩnh vực khác đều như thế cả.

Muốn cho nghệ thuật gần gũi nhân dân, và nhân dân gần gũi nghệ thuật, trước hết chúng ta phải nâng cao trình độ văn hoá chung lên. Trong khi ởMát-xcơ-va hiện nay một vạn người, và ngày mai một vạn người khác, sẽ say sưa thưởng thức ở rạp hát một vở kịch đặc sắc, thì hàng mấy triệu người đang gắng sức đánh vần tên mình và học tính, đang gắng sức tiếp thụ cái môn văn hoá sẽ dạy cho họ biết rằng quả đất tròn chứ không phẳng, và vũ trụ là do các quy luật tự nhiên chi phối chứ không phải do “ Thượng đế”, do các mụ phù thuỷ và ông phù thuỷ chi phối.

(Lược trích từ C. Mác – Ph. Ăng-ghen – V. Lê-nin, về văn học và nghệ thuật, NXB Sự thật, Hà Nội, 1977)

b) Quan điểm của nhà bác học vĩ đại A. Anh-xtanh về lí tưởng sống :

Tinh cảnh của những đứa con trái đất chúng ta mới kì lạ làm sao! Mỗi chúng ta đến đây như một chuyến viếng thăm ngắn ngủi. Ta không biết để làm gì, nhưng […] nhìn từ cuộc sống thường nhật mà không đi sâu hơn, ta biết rằng, ta đến đây vì người khác – trước hết vì những người mà hạnh phúc của riêng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nụ cười và sự yên ấm của họ, kế đến là vì bao người không quen mà số phận của họ nối với ta bằng sợi dây của lòng cảm thông.

Mỗi ngày tôi nghĩ không biết bao nhiêu lần, rằng cuộc sống bên ngoài và cuộc sống nội tâm của tôi là dựa trên lao động của những người hiện tại và cả những người đã chết, rằng tôi phải nỗ lực để trao lại tương xứng với những gì tôi đã nhận được và còn nhận được. Tôi có nhu cầu sống giản tiện và thường cảm thấy dằn vặt, rằng mình đòi hỏi nhiều hon mức cần thiết từ lao động của đồng loại. Tôi thấy sự khác biệt về giai cấp xã hội là không thể biện minh được và rốt cuộc là đo dựa trên bạo lực. Tôi cũng tin rằng, một đòi sống bên ngoài giản dị và không cầu kì là tốt cho mọi người, tốt cho cả thể xác lẫn tâm hồn.

Tôi tuyệt không tin vào tự do của con người theo nghĩa triết học. Mỗi người không chỉ hành động vì sự thúc ép ngoại cảnh mà còn theo đòi hỏi nội tâm. Câu nói của Sô-pen-hau-ơ : “Con người tuy có thể làm những gì mình muốn nhưng không thể cứ muốn (chạy theo – ND) những gì mình muốn” đã hằng sống theo tôi từ thòi trẻ và luôn là nguồn an ủi với tôi trong nhĩmg lúc đối mặt hay khi chịu đựng sự khắc nghiệt của cuộc đời. Và đó còn là nguồn suối vô tận của lòng khoan dung nữa. Cảm nhận đó đã làm voi đi bao gánh nặng trách nhiệm vốn dễ khiến ta suy sụp ; nó giúp ta không quá khắt khe với chính mình và người khác ; nó dẫn đến một cách nhìn cuộc sống mà ở đố, nhất là sự hài hước cũng có chỗ đứng của nó.

Từ góc nhìn khách quan, câu hỏi về ý nghĩa hoặc mục đích tồn tại của mình cũng như của các sinh thể nói chung luôn có vẻ vô nghĩa đối vói tôi. Nhưng mặt khác, mỗi người đều có những lí tưởng nhất định làm kim chỉ nam cho nỗ lực và sự phán xét của mình. Theo nghĩa này, sự thoả mãn và yên ấm chưa bao giờ là mục đích tự thân của tôi (tôi gọi nền tảng luân lí này là lí tưởng của bầy lợn). Lí tưởng của tôi, lí tưởng soi đường và luôn làm dâng đầy trong tôi niềm cảm khái yêu đời, là Thiện, Mĩ và Chân. Không có cảm nhận về sự đồng điệu vói những người cùng chí hướng, không có sự đau đáu vói cái khách quan, với cái mãi mãi không vươn tới được trong lĩnh vực nghệ thuật và nghiên cứu khoa học, thì cuộc sống với tôi thật trống rỗng. Những mục đích tầm thường mà người đòi theo đuổi như của cải, thành đạt bề ngoài, sự xa xỉ, với tôi từ thời trẻ đã luôn đáng khinh.

/…./ Tôi đích thực là một kẻ “thu mình’’, /…./ tôi luôn có cảm giác xa lạ khôn dứt và nhu cầu được cô đơn ; cảm giác đó càng tăng theo tuổi tác. […] Có thể một người như thế sẽ đánh mất phần nào sự hồn nhiên và vô tư, nhưng bù vào đó, anh ta lại luôn độc lập trước những quan điểm, thói quen và sự phán xét của người khác, và không để mình dễ bị chao đảo trên cái nền tảng không lấy gì làm vững chắc đó.

Lí tưởng chính trị của tôi là lí tưởng dân chủ. Mỗi người cần được tôn trọng như một nhân cách và không ai được thần thánh hoá. Thật trớ trêu cho số phận, chính tôi lại nhận được quá nhiều sự ngưỡng mộ và trọng thị từ người khác – mà tôi chẳng làm gì xứng đáng hay làm gì nên tội. Điều này có lẽ có nguyên cớ từ mong muốn không được thoả mãn của nhiều người trong việc muốn hiểu vài ba ý tưởng của tôi, những ý tưởng mà tôi đã tìm được bằng chút sức lực yếu ớt trong cuộc vật lộn không ngừng nghỉ.

(A. Anh-xtanh, Thế giới như tôi nhìn thấy, NXB Tri thức, dẫn lại từ báo điện tử Vietnamnet, ngày 15-4-2012)