PHẦN 2: TÁC PHẨM
1. (Bài tập 2 trang 65, SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Trần Vân Giàu đã viết : “Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây : đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”(1). Anh (chị) hãy viết một đoạn văn phân tích những câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết ỉí nhân sinh đó.
Bài tập này gồm hai yêu cầu:
a) Hiểu nhận định của Giáo sư Trần Văn Giàu.
b) Biết vận dụng để tìm và phân tích những câu văn hay, thể hiện đầy đủ triết lí nhân sinh đó trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Với yêu cầu a : Giải thích nhận định của Giáo sư Trần Văn Giàu. (Lưu ý: bối cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm cuối thế kỉ XIX ; mối tương quan giữa sự sống - chết của cá nhân vói lẽ nhục - vinh ; quan niệm về lẽ nhục - vinh ở thời đại đó.)
- Với yêu cầu b : Tìm và phân tích những câu mà anh (chị) cho là hay và thể hiện đầy đủ, sâu sắc quan niệm sống đó.
2. Miêu tả hình tượng người nghĩa sĩ nông dân cần Giuộc, tác giả đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật tạo thế đối lập để tôn cao tầm vóc với người anh hùng. Căn cứ vào bài văn, anh (chị) hãy làm rõ nhận định đó.
Đây là một trong những thủ pháp quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật của đoạn văn miêu tả hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.
- Hình ảnh người nông dân trong cuộc sống lao động bình thường và vẻ đẹp hào hùng của người nghĩa sĩ trong “trận nghĩa đánh Tây”.
Advertisements (Quảng cáo)
- Tương quan lực lượng giữa ta và địch hồi đó.
- Vũ khí thô sơ áp đảo vũ khí hiện đại, làm nên chiến thắng lớn.
Chú ý: Bám sát chi tiết nghệ thuật trong bài văn.
3. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi nói về bài Vãn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã liên tưởng tói Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi : “Hai bài văn hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc”. Lập luận so sánh này nhằm mục đích gì ? Anh (chị) hãy bình luận về nhận định đó.
a) Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi và Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là hai tác phẩm văn chương lớn, tiêu biểu cho hai thời đại trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Sự liên tưởng này nhằm khẳng định điều gì ? Chú ý phân tích những thao tác của lập luận so sánh này và vận dụng những hiểu biết về cả hai tác phẩm để giải thích :
- So sánh sự khác biệt: “hai cảnh ngộ”, “hai thời buổi”.
- So sánh sự tương đồng: “một dân tộc”.
Từ đó, nhận xét về mục đích sự liên tưởng so sánh này.
b) : Nêu ý kiến cá nhân về ý nghĩa, hiệu quả của liên tưởng so sánh đó.
- Yêu cầu chủ yếu của bài tập là giải thích câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Hãy vận dụng những kiên thức đã học về cả hai tác phẩm để hiểu “hai cảnh ngộ”, “hai thời buổi”, “nhưng một dân tộc” có nghĩa như thế nào.
- Tìm và trích dẫn những câu hay và tiêu biểu nhất trong cả hai tác phẩm để chứng minh (có kết họp phân tích, đánh giá, thể hiện cảm xúc riêng của mình).