Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm trang 63, 64, 65, 66, 67 SBT Vật lý 11...

Trắc nghiệm trang 63, 64, 65, 66, 67 SBT Vật lý 11 - Chân trời sáng tạo: So sánh đèn sợi đốt và điện trở nhiệt thuận. Phát biểu nào sau đây là đúng? A...

Vận dụng lí thuyết về điện trở. Phân tích, đưa ra lời giải Trắc nghiệm - Bài 17. Điện trở. Định luật Ohm trang 63, 64, 65, 66, 67 - SBT Vật lý 11 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

17.1

Đề bài:

So sánh đèn sợi đốt và điện trở nhiệt thuận. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Điện trở của cả hai đều tăng nhanh theo nhiệt độ.

B. Điện trở của cả hai đều tăng chậm theo nhiệt độ.

C. Điện trở đèn sợi đốt tăng nhanh hơn so với điện trở nhiệt thuận.

D. Điện trở đèn sợi đốt tăng chậm hơn so với điện trở nhiệt thuận.

Phương pháp giải

Vận dụng lý thuyết về điện trở

Answer - Lời giải/Đáp án

Điện trở đèn sợi đốt tăng chậm hơn so với điện trở nhiệt thuận.

Đáp án D

17.2

Đề bài:

Điện trở của một đèn sợi đốt tăng theo nhiệt độ vì

A. mật độ electron dẫn giảm.

B. mật độ electron dẫn tăng.

C. sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nút mạng tăng.

D. sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nủt mạng giảm.

Phương pháp giải

Vận dụng lý thuyết về điện trở

Answer - Lời giải/Đáp án

Điện trở của một đèn sợi đốt tăng theo nhiệt độ vì sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nút mạng tăng.

Đáp án C

17.3

Đề bài:

Một khối kim loại đồng chất hình hộp chữ nhật ABCD.AˊBˊCˊDˊ với các kích thước như Hình 17.1. Đặt một hiệu điện thế không đổi U giữa từng cặp mặt đối diện. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Điện trở của khối có giá trị lớn nhất khi hiệu điện thế đặt giữa hai mặt AAˊBˊB và DDˊCˊC

B. Điện trở của khối có giá trị lớn nhất khi hiệu điện thế đặt giữa hai mặt ABCD và AˊBˊCˊDˊ

C. Điện trở của khối có giá trị lớn nhất khi hiệu điện thế đặt giữa hai mặt AAˊDˊD và BBˊCˊC

Advertisements (Quảng cáo)

D. Điện trở của khối có giá trị như nhau khi hiệu điện thế đặt giữa hai mặt đối diện bất kì.

Phương pháp giải

Áp dụng công thức tính điện trở

Answer - Lời giải/Đáp án

Áp dụng: \(R = \rho \frac{\ell }{S}\) , ta thấy khi S càng nhỏ và l càng lớn thì R càng lớn.

Đáp án B

17.4

Đề bài:

Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một đoạn dây nào đó thì dòng điện chạy qua có cường độ là I. Khẳng định: "Điện trở R của đoạn dây được xác định bởi \(R = \frac{U}{I}\) ".

A. chỉ đúng đối với vật liệu thuần trở.

B. đúng với vật liệu thuần trở và không thuần trở.

C. chỉ đúng đối với vật liệu không thuần trở.

D. luôn không đúng với mọi vật liệu.

Phương pháp giải

Vận dụng lý thuyết về định luật Ohm

Answer - Lời giải/Đáp án

Đây chính là định nghĩa điện trở theo công thức (17.1) SGK.

Đáp án B

17.5

Đề bài:

Mắc nối tiếp điện trở R1 và R2 thành bộ rồi đặt hai đầu bộ điện trở này vào một hiệu điện thế U thì độ giảm thế trên R1 lớn gấp 2 lần độ giảm thế trên R2. Sau đó, mắc song song hai điện trở này thành bộ rồi đặt hai đầu bộ vào hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở

A. R1 lớn gấp 2 lần cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2.

B. R2 lớn gấp 2 lần cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1.

C. R1 lớn gấp 4 lần cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2.

D. R2 lớn gấp 4 lần cường độ đòng điện chạy qua điện trở R1.

Phương pháp giải

Vận dụng lý thuyết mắc nối tiếp trở

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua hai điện trở có giá trị như nhau, từ giả thiết U1=2U2, ta rút ra R1=2R2

Khi mắc song song R1 và R2 thì hiệu điện thế hai đầu các điện trở như nhau, theo định luật Ohm thì cường độ dòng điện khi đó tỉ lệ nghịch với điện trở.

Đáp án B