Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lý lớp 11 (sách cũ) Bài 24.5 trang 60 SBT Vật Lý 11: Một thanh kim loại...

Bài 24.5 trang 60 SBT Vật Lý 11: Một thanh kim loại nằm ngang dài 100 cm, quay quanh một trục thẳng đứng...

Một thanh kim loại nằm ngang dài 100 cm, quay quanh một trục thẳng đứng đi qua một đầu của thanh. Trục quay song song với các đường sức của một từ trường đều có cảm ứng từ 50μT. Xác định tốc độ quay của thanh kim loại sao cho giữa hai đầu thanh này xuất hiện một hiệu điện thế 1,0 mV.. Bài 24.5 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11 - Bài 24: Suất điện động cảm ứng

Một thanh kim loại nằm ngang dài 100 cm, quay quanh một trục thẳng đứng đi qua một đầu của thanh. Trục quay song song với các đường sức của một từ trường đều có cảm ứng từ 50μT. Xác định tốc độ quay của thanh kim loại sao cho giữa hai đầu thanh này xuất hiện một hiệu điện thế 1,0 mV.

Sau khoảng thời gian Δt, thanh kim loại nằm ngang quay quanh một trục thẳng đứng đi qua một đầu của nó quét được một diện tích :

ΔS = πl2nΔt

với l là độ dài và n là tốc độ quay của thanh kim loại. Khi đó từ thông qua diện tích quét ΔS có trị số bằng :

\(\Delta \Phi = B\Delta S = B\pi {\ell ^2}n\Delta t\)

Advertisements (Quảng cáo)

 Áp dụng công thức của định luật Fa – ra – đây \(\left| {{e_c}} \right| = \left| {{{\Delta \Phi } \over {\Delta t}}} \right|\), ta xác định được độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong thanh kim loại :

|ec|=Bπl2n

Vì thanh kim loại có hai đầu hở, nên suất điện động cảm ứng xuất hiện trong thanh này bằng hiệu điện thế giữa hai đầu của nó : |ec|= u = 1,0 mV. Thay vào công thức trên, ta tìm được tốc độ quay của thanh kim loại :

\(n = {u \over {B\pi {\ell ^2}}} = {{{{1,0.10}^{ - 3}}} \over {{{50.10}^{ - 6}}.3,14.{{({{100.10}^{ - 2}})}^2}}} \approx 6,4\) vòng/giây

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Vật lý lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)