a) Tính khoảng cách AA’. Chứng tỏ rằng đây là khoảng cách ngắn nhất từ A tới ảnh thật của nó tại bởi thấu kính.
b) Giữ vật cố định và tịnh tiến thấu kính theo một chiều nhất định. Ảnh chuyển động ra sao?
. Bài 29.17* trang 80 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11 - Bài 29: Thấu kính mỏng
Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm. A là điểm vật thật trên trục chính cách thấu kính 10 cm, A’ là ảnh của A.
a) Tính khoảng cách AA’. Chứng tỏ rằng đây là khoảng cách ngắn nhất từ A tới ảnh thật của nó tại bởi thấu kính.
b) Giữ vật cố định và tịnh tiến thấu kính theo một chiều nhất định. Ảnh chuyển động ra sao?
a) d = 2f -> d’ = 2f, AA’ = d + d’ = 4f = 40cm (Hình 29.5G)
Tổng quát với vật thật và ảnh thật:
\(AA’ = d + d’ \ge 2\sqrt {{\rm{dd}}’} \Rightarrow \sqrt {d + d’} \ge 2\sqrt {\frac{{{\rm{dd}}’}}{{d + d’}}} = 2\sqrt f \)
AA’ ≥ 4f hay AA’min = 4f
Advertisements (Quảng cáo)
b) – Tịnh tiến O ra xa A:
vật ở ngoài OF: A’ thật. Vì ban đầu AA’min nên sau đó AA’ tăng. Vậy A’ rời xa A.
- Tịnh tiến O tới gần A:
Ta phân biệt:
+ A ngoài OF: A’ rời xa A.
+ A ≡F: A’ tiến tới ∞ (thật rồi tức thì chuyển sang ảo).
+ A trong OF: A’ ảo tiến về A.
+ A ≡ O: A’ ≡ O.