D1 : Mắt bình thường (không tật) ; D2 : Mắt cận ; D3 : Mắt viễn
Coi khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến võng mạc là như nhau. So sánh các độ tụ này ta có kết quả nào ?
. Bài 31.5; 31.6; 31.7; 31.8 trang 85 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11 - Bài 31: Mắt
31.5. Đặt độ tụ của các loại mắt như sau ở trạng thái không điều tiết :
D1 : Mắt bình thường (không tật) ; D2 : Mắt cận ; D3 : Mắt viễn
Coi khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến võng mạc là như nhau. So sánh các độ tụ này ta có kết quả nào ?
A. D1 >D2 > D3. B. D2 > D1 > D3.
C. D3 > D1 > D2. D. Một kết quả khác A, B, C.
Đáp án B
* Xét một mắt cận được mô tả ở Hình 31.1. DÙng các giả thiết đã cho để chọn đáp án đúng ở các câu hỏi từ 31.6 đến 31.9.
31.6. Vật có vị trí nào kể sau thì ảnh tạo bởi mắt hiện ra ở điểm vàng V ?
A. Tại Cv khi mắt điều tiết tối đa.
B. Tại Cc khi mắt không điểu tiết.
C. Tại một điểm trong khoảng CvCc khi mắt điều tiết thích hợp.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Một vị trí khác với A, B, C.
Đáp án C
31.7. Để có thể nhìn rõ các vật ở vô cực mà không điều tiết, thì kính phải đeo sát mắt là kính phân kì có độ lớn của tiêu cự là :
A. |f| = OCV. B. |f| = OCc.
C. |f| = CvCc. D. |f| = OV
Đáp án A
31.8. Khi đeo kính để đạt yêu cầu như ở câu 31.7 thì điểm gần nhất mà mắt nhìn thấy là điểm nào ?
A. Vẫn là điểm Cc.
B. Một điểm ở trong đoạn OCc.
C. Một điểm ở trong đoạn CcCv.
D. Một điểm ở ngoài đoạn OCV.
Đáp án B