Một điện tích điểm q1 = +9.10-8 C nằm tại điểm A trong chân không. Một điện tích điểm khác qo = -16.10-8 C nằm tại điểm B trong chân không. Khoảng cách AB là 5 cm.
a) Xác định cường độ điện trường tại điểm C với CA = 3 cm và CB = 4 cm.
b) Xác định điểm D mà tại đó cường độ điện trường bằng 0.
a) Nhận xét thấy AB2 = CA2 + CB2. Do đó, tam giác ABC vuông góc ở C.
Vectơ cường độ điện trường do q1 gây ra ở C có phương nằm dọc theo AC, chiều hướng ra xa q1 và cường độ là :
E1=k|q1|AC2=9.109.9.10−89.10−4=9.105V/mE1=k|q1|AC2=9.109.9.10−89.10−4=9.105V/m
Vectơ cường độ điện trường do q2 gây ra ở C có phương nằm dọc theo BC, chiều hướng về q2 và cường độ :
E2=k|q2|BC2=9.109.16.10−816.10−4=9.105V/mE2=k|q2|BC2=9.109.16.10−816.10−4=9.105V/m
Vectơ cường độ điện trường tổng hợp tại C là :
→EC=→E1+→E2−→EC=−→E1+−→E2
Hình bình hành mà hai cạnh là hai vectơ →E1−→E1 và →E2−→E2 trở thành một hình vuông mà →EC−→EC nằm dọc theo đường chéo qua C.
Vậy :
Advertisements (Quảng cáo)
EC=E1√2=9√2.105V/mEC≈12,7.105V/m
Ec ≈ 12,7.105 V/m Phương và chiều của vectơ →EC được vẽ trên Hình I.2G.
b) Tại D ta có →ED=→E1+→E2=→0
hay →E1=−→E2
Hai vectơ →E1 và →E2 có cùng phương, ngược chiều và cùng cường độ. Vậy điểm D phải nằm trên đường thẳng AB và ngoài đoạn AB. Vì |q2| > |q1| nên D phải nằm xa hơn (Hình I.3G).
Đặt DA = x và AB = a = 5 cm ; ta có:
E1=k|q1|x2;E2=k|q2|(a+x)2;
Với E1 = E2 thì (a + x)2|q1| = x2|q2|
(a+x)√|q1|=x√|q2|(a+x)√9.10−8=x√16.10−83(a+x)=4xx=3a=15cm
Ngoài ra còn phải kể đến tất cả các điểm nằm rất xa hai điện tích q1 và q2.