I.5. Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?
A. \({F \over q}\) B. \({U \over d}\) C. \({{{A_{M\infty }}} \over q}\) D.\({Q \over U}\)
Đáp án D
I.6. q là một tua giấy nhiễm điện dương; q’ là một tua giấy nhiễm điện âm. K là một thước nhựa. Người ta thấy K hút được cả q lẫn q’. K được nhiễm điện như thế nào?
A. K nhiễm điện dương.
B. K nhiễm điện âm.
C. K không nhiễm điện.
D. Không thể xảy ra hiện tượng này.
Đáp án C
I.7. Trên hình I.1 có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích. Các điện tích đó là:
Advertisements (Quảng cáo)
A. hai điện tích dương.
B. hai điện tích âm.
C. một điện tích dương, một điện tích âm.
D. không thể có các đường sức có dạng như thế.
Đáp án C
I.8. Tụ điện có điện dung C1 có điện tích q1 = 2.10-3C. Tụ điện có điện dung C2 có điện tích q2 = 1.10-3C. Chọn khẳng định đúng về điện dung của các tụ điện.
A. C1 > C2
B. C1 = C2
C. C1 < C2
D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.
Đáp án D.