Câu hỏi 1: Quan sát Hình 3.5 và dựa vào các tính chất của nitrogen, hãy giải thích vì sao nitrogen có những ứng dụng đó. |
Tính chất của Nitrogen:
+ Tính chất vật lý: Ở điều kiện thường nitrogen là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, hóa lỏng ở -196 oC, hóa rắn ở -210 oC, rất ít tan trong nước, không duy trì sự cháy.
+ Tính chất hóa học: Phân tử nitrogen bền, khá trơ về mặt hóa học.
- Ở điều kiện thường phân tử nitrogen bền, khá trơ về mặt hóa học nên khó phản ứng hóa học với các chất khác do đó được ứng dụng vào sản xuất bia rượu, đóng gói thực phẩm nhằm loại bỏ khí oxygen - giảm quá trình oxi hóa do khí oxygen gây ra.
- Khí nitrogen không duy trì sự cháy nên được dùng để dập tắt các đám cháy do hóa chất, chập điện,…
- Nhiệt hóa lỏng của nitrogen là -196 oC (ở nhiệt độ rất thấp, tốc độ của các phản ứng làm biến đổi chất cần bảo quản bị giảm) nên người ta sử dụng nitrogen lỏng để bảo quản máu, tế bào, trứng, tinh trùng,…
- Khí nitrogen có tính nén cao nên được ứng dụng trong khai thác dầu khí để tạo áp suất đẩy dầu còn dư bị kẹt lại lên trên.
Câu hỏi 2: Giải thích vì sao người ta bơm khí nitrogen vào những lọ vaccine. |
Phân tử nitrogen bền, khá trơ về mặt hóa học.
Advertisements (Quảng cáo)
Người ta bơm khí nitrogen vào những lọ vaccine để bảo quản vaccine vì:
+ Ở điều kiện thường phân tử nitrogen bền, khá trơ về mặt hóa học nên không phản ứng hóa học với các chất có trong vaccine.
+ Bơm khí nitrogen vào những lọ vaccine để loại bỏ các khí có khả năng phản ứng với các chất có trong vaccine, làm biến đổi vaccine.
Câu hỏi 3: Trình bày cấu tạo của phân tử N2. Giải thích vì sao ở điều kiện thường, N2 khá trơ về mặt hoá học. |
Năng lượng liên kết hóa học trong phân tử càng lớn, liên kết càng bền, phân tử càng khó bị phá hủy.
Trong phân tử nitrogen có liên kết ba bền vững với năng lượng liên kết lớn (945 kJ/mol).
Để xảy ra phản ứng hóa học, cần cung cấp một lượng lớn năng lượng để phá hủy liên kết ba bền vững trong phân tử nitrogen. Do đó ở nhiệt độ thường, liên kết ba trong phân tử nitrogen khó bị phá vỡ, nên N2 khá trơ về mặt hóa học (khó phản ứng hóa học).
Câu hỏi 4: Viết phương trình hoá học chứng minh tính oxi hoá và tính khử của nitrogen. Cho biết số oxi hoá của nitrogen thay đổi như thế nào trong các phản ứng hoá học đó. |
Câu hỏi 5: Dựa vào giá trị năng lượng liên kết (Eb), hãy dự đoán ở điều kiện thường, chất nào (nitrogen, hydrogen, oxygen, chlorine) khó và dễ tham gia phản ứng hoá học nhất. Vì sao?
\[\begin{array}{l}{\rm{a) }}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}{\rm{ (g) }} \to {\rm{ 2N (g) }}{{\rm{E}}_{\rm{b}}}{\rm{ = 945 kJ/mol}}\\{\rm{b) }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ (g) }} \to {\rm{ 2H (g) }}{{\rm{E}}_{\rm{b}}}{\rm{ = 432 kJ/mol}}\\{\rm{c) }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{ (g) }} \to {\rm{ 2O (g) }}{{\rm{E}}_{\rm{b}}}{\rm{ = 498 kJ/mol}}\\{\rm{d) C}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}{\rm{ (g) }} \to {\rm{ 2Cl (g) }}{{\rm{E}}_{\rm{b}}}{\rm{ = 243 kJ/mol}}\end{array}\] |