Câu hỏi: a) Hãy nhắc lại khái niệm dòng điện. b) Đèn sáng cho thấy dung dịch NaCl dẫn điện, chứng tỏ trong dung dịch có hạt mang điện. Đó có thể là loại hạt nào (electron, phân tử NaCl, cation hay anion)? c) Hãy giải thích sự tạo thành hạt mang điện đó. |
a) Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện.
b) Hạt mang điện: cation, anion.
c) Giải thích: NaCl phân li trong nước tạo thành cation và anion mang điện tích.
a) Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện.
b) Đèn sáng cho thấy dung dịch NaCl dẫn điện, chứng tỏ dung dịch có hạt mang điện. Đó có thể là cation và anion.
c) Giải thích:
NaCl là hợp chất ion, trong tinh thể có các ion Na+ và Cl- liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện. Nước là một dung môi phân cực. Khi cho tinh thể NaCl vào nước, các ion Na+ và Cl- trên bề mặt hút các phân tử nước lại gần. Các phân tử nước hướng các đầu âm vào ion Na+, các đầu dương vào ion Cl- và làm yếu liên kết giữa các cation, anion trong tinh thể và khuếch tán vào nước.
NaCl(aq) → Na+(aq) + Cl-(aq)
Câu hỏi:
Kết quả thử tính dẫn điện với các dung dịch hydrochloric acid (HCl), sodium hydroxide (NaOH), saccharose (C12H22O11) ethanol (C2H5OH) được trình bày trong bảng dưới đây. Hãy hoàn thành các thông tin còn thiếu trong bảng vào vở. |
Đèn sáng chứng tỏ có dòng điện chạy qua => dung dịch dẫn điện => có các hạt dẫn điện là các ion trái dấu => chất hòa tan trong dung dịch có điện li và ngược lại.
Dung dịch HCI |
Dung dịch NaOH |
Advertisements (Quảng cáo) Nước đường |
Dung dịch ethanol |
|
Hiện tượng |
Đèn sáng |
Đèn sáng |
Đèn không sáng |
Đèn không sáng |
Dung dịch dẫn điện/không dẫn điện |
Dung dịch dẫn điện |
Dung dịch dẫn điện |
Dung dịch không dẫn điện |
Dung dịch không dẫn điện |
Có/không có các ion trái dấu trong dung dịch |
Có ion trái dấu trong dung dịch |
Có ion trái dấu trong dung dịch |
Không có ion trái dấu trong dung dịch |
Không có ion trái dấu trong dung dịch |
Chất điện li/chất không điện li |
Chất điện li |
Chất điện li |
Chất không điện li |
Chất không điện li |