Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Cánh diều Bài 9 trang 120 Toán 11 tập 1 – Cánh Diều: Cho...

Bài 9 trang 120 Toán 11 tập 1 - Cánh Diều: Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, C’D’...

Nếu d,d’ nằm trong (P) và d, d’//(Q) thì (P)//(Q). . Giải chi tiết bài 9 trang 120 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh Diều Bài tập cuối chương 4. Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, C’D’...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, C’D’.

a) Chứng minh rằng (A’DN) // (B’CM)

b) Gọi E, F lần lượt là giao điểm của đường thẳng D’B với các mặt phẳng (A’DN), (B’CM). Chứng minh rằng \(D’E = BF = \frac{1}{2}EF\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nếu d,d’ nằm trong (P) và d, d’//(Q) thì (P)//(Q).

Answer - Lời giải/Đáp án

a)

Ta có: (ADD’A’) // (CBC’B’);

(ADD’A’) ∩ (DCB’A’) = A’D;

(CBC’B’) ∩ (DCB’A’) = B’C.

Do đó A’D // B’C, mà B’C ⊂ (B’CM) nên A’D // (B’CM).

Tương tự: (ABB’A’) // (DCC’D’);

(ABB’A’) ∩ (DMB’N) = MB’;

(DCC’D’) ∩ (DMB’N) = DN.

Do đó MB’ // DN, mà MB’ ⊂ (B’CM) nên DN // (B’CM).

Ta có: A’D // (B’CM);

DN // (B’CM);

A’D, DN cắt nhau tại điểm D và cùng nằm trong mp(A’DN)

Do đó (A’DN) // (B’CM).

Advertisements (Quảng cáo)

b)

Trong mp(A’B’C’D’), gọi J là giao điểm của A’N và B’D’.

Trong mp(BDD’B’), D’B cắt DJ tại E.

Ta có: D’B ∩ DJ = {E} mà DJ ⊂ (A’DN) nên E là giao điểm của D’B và (A’DN).

Tương tự, trong mp(ABCD), gọi I là giao điểm của CM và BD.

Trong mp(BDD’B’), D’B cắt B’I tại F.

Ta có: D’B ∩ B’I = {F} mà B’I ⊂ (B’CM) nên F là giao điểm của D’B và (B’CM).

• Ta có: (A’DN) // (B’CM);

(A’DN) ∩ (BDD’B’) = DJ;

(B’CM) ∩ (BDD’B’) = B’I.

Do đó DJ // B’I.

Trong mp(BDD’B’), xét DBDE có IF // DE nên theo định lí Thalès ta có: \(\frac{{BI}}{{BD}} = \frac{{BF}}{{BE}}\) (1)

Trong mp(ABCD), gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD trong hình bình hành ABCD. Khi đó O là trung điểm của AC, BD.

Xét ∆ABC, hai đường trung tuyến BO, CM cắt nhau tại I nên I là trọng tâm của tam giác

Suy ra \(\frac{{BI}}{{BO}} = \frac{2}{3}\) hay \(\frac{{BI}}{{\frac{1}{2}BD}} = \frac{{2BI}}{{BD}} = \frac{2}{3}\)

Do đó \(\frac{{BI}}{{BD}} = \frac{1}{3}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{{BF}}{{BE}} = \frac{1}{3}\)

Suy ra \(\frac{{D’E}}{{D’F - D’E}} = \frac{1}{{3 - 1}}\) hay \(\frac{{D’E}}{{EF}} = \frac{1}{2}\) .

Chứng minh tương tự ta cũng có \(\frac{{D’E}}{{D’F}} = \frac{{D’J}}{{D’B’}} = \frac{1}{3}\)

Suy ra \(\frac{{D’E}}{{D’F - D’E}} = \frac{1}{{3 - 1}}\) hay \(\frac{{D’E}}{{EF}} = \frac{1}{2}\)

Do đó \(\frac{{BF}}{{EF}} = \frac{{D’E}}{{EF}} = \frac{1}{2}\) nên BF = D’E = ½ EF.

Advertisements (Quảng cáo)