Hoạt động2
Quan sát hình ảnh một quyển sổ được mở ra (Hình 35), mỗi trang sổ gợi nên hình ảnh của một nửa mặt phẳng. Nêu đặc điểm của hai nửa mặt phẳng đó.
Dựa vào khái niệm góc nhị diện.
Hai nửa mặt phẳng đó có chung bờ là đường thẳng chứa gáy sổ.
Hoạt động3
Cho góc nhị diện có hai mặt là hai nửa mặt phẳng (P),(Q) và cạnh của góc nhị diện là đường thẳng d.
Qua một điểm O trên đường thẳng d, ta kẻ hai tia Ox,Oy lần lượt thuộc hai nửa mặt phẳng (P),(Q) và cùng vuông góc với đường thẳng d. Góc xOy gọi là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện đã cho (Hình 38).
Giả sử góc x′Oy′ cũng là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện đã cho với O′ khác O (Hình 39).
Hãy so sánh số đo của hai góc xOy và x′Oy′.
Sử dụng quan hệ giữa hai đường thẳng song song.
Trong (P) ta có:
Ox⊥dO′x′⊥d}⇒Ox∥O′x′
Trong (Q) ta có:
Oy⊥dO′y′⊥d}⇒Oy∥O′y′
Vậy (Ox,Oy)=(O′x′,O′y′) hay số đo của hai góc xOy và x′Oy′ bằng nhau.
Luyện tập3
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông và SA⊥(ABCD). Tính số đo theo đơn vị độ của góc nhị diện:
a) [B,SA,D];
Advertisements (Quảng cáo)
b) [B,SA,C].
‒ Cách xác định góc nhị diện [P1,d,Q1]
Bước 1: Xác định c=(P1)∩(Q1).
Bước 2: Tìm mặt phẳng (R)⊃c.
Bước 3: Tìm p=(R)∩(P1),q=(R)∩(Q1),O=p∩q,M∈p,N∈q.
Khi đó [P1,d,Q1]=^MON.
a) SA⊥(ABCD)⇒SA⊥AB,SA⊥AD
Vậy ^BAD là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện [B,SA,D]
ABCD là hình vuông ⇒^BAD=90∘
Vậy số đo của góc nhị diện [B,SA,D] bằng 90∘.
b) SA⊥(ABCD)⇒SA⊥AB,SA⊥AC
Vậy ^BAC là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện [B,SA,C]
ABCD là hình vuông ⇒^BAC=45∘
Vậy số đo của góc nhị diện [B,SA,C] bằng 45∘.
Luyện tập2
Trong không gian cho hai mặt phẳng (α),(β) cắt nhau theo giao tuyến d. Hai mặt phẳng (α),(β) tạo nên bao nhiêu góc nhị diện có cạnh của góc nhị diện là đường thẳng d?
Dựa vào kiến thức về góc nhị diện.
Số góc nhị diện mà hai mặt phẳng (a) và (B) tạo ra bằng số điểm trên đường thẳng d.