Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Cùng khám phá Bài 4.11 trang 100 Toán 11 tập 1 – Cùng khám phá:...

Bài 4.11 trang 100 Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá: Cho hình chóp S. ABCD có đáy là tứ giác ABCD. Gọi M...

Áp dụng định lý: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau. Lời Giải - Bài 4.11 trang 100 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá - Bài 2. Hai đường thẳng song song. Cho hình chóp S. ABCD có đáy là tứ giác ABCD. Gọi M, N lần lượt là trọng tâm của các tam giác SAB, SAD. Lấy I là trung điểm của đoạn BC...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là tứ giác ABCD. Gọi M, N lần lượt là trọng tâm của các tam giác SAB, SAD. Lấy I là trung điểm của đoạn BC.

a) Chứng minh rằng MN // BD.

b) Gọi L, H lần lượt là giao điểm của SB, SD với mặt phẳng (MNI). Chứng minh rằng LH // BD.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Áp dụng định lý: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

b) - Cách tìm giao điểm của một đường thẳng a với một mặt phẳng (P):

+ Bước 1: Tìm \(\left( Q \right) \supset a\). Tìm \(d = \left( P \right) \cap \left( Q \right)\)

+ Bước 2: Tìm \(I = a \cap d\). I chính là giao điểm của a và (P).

- Áp dụng hệ quả: Nếu 2 mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa 2 đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với 2 đường thẳng đó hoặc trùng với một trong 2 đường thẳng đó

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Gọi E là trung điểm của AB, F là trung điểm AD

\( \Rightarrow SM = \frac{2}{3}SE,SN = \frac{2}{3}SF\)

Advertisements (Quảng cáo)

Xét tam giác SEF có: \(\frac{{SM}}{{SE}} = \frac{{SN}}{{SF}} = \frac{2}{3} \Rightarrow MN/EF\)

Xét tam giác ABD có E, F lần lượt là trung điểm của AB, AD nên \(EF//BD\)

Vậy \(MN//BD\).

b) Trong (ABCD), gọi \(G\left( {G \in CD} \right)\) sao cho \(IG//BD\), gọi \(P = AB \cap IG,Q = AD \cap IG\).

Mở rộng (MNI) thành (MNQP)

Ta có:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}M \in SE \subset \left( {SAB} \right)\\P \in AB \subset \left( {SAB} \right)\end{array} \right. \Rightarrow MP \subset \left( {SAB} \right)\\MP \subset \left( {MNQP} \right)\\ \Rightarrow MP = \left( {SAB} \right) \cap \left( {MNQP} \right)\end{array}\)

Gọi \(L = SB \cap MP\)\( \Rightarrow L = SB \cap \left( {MNQP} \right)\)(1)

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}N \in SF \subset \left( {SAD} \right)\\Q \in AD \subset \left( {SAD} \right)\end{array} \right. \Rightarrow NQ \subset \left( {SAD} \right)\\NQ \subset \left( {MNQP} \right)\\ \Rightarrow NQ = \left( {SAD} \right) \cap \left( {MNQP} \right)\end{array}\)

Gọi \(H = SD \cap NQ\)\( \Rightarrow H = SD \cap \left( {MNQP} \right)\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(LH = \left( {SBD} \right) \cap \left( {MNQP} \right)\)

Mà \(BD//MN\) (phần a)

\( \Rightarrow LH//BD//MN\).