Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Cùng khám phá Bài 4.14 trang 105 Toán 11 tập 1 – Cùng khám phá:...

Bài 4.14 trang 105 Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá: Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng...

Chứng minh đường thẳng a không thuộc (P) song song với mặt phẳng (P). Vận dụng kiến thức giải - Bài 4.14 trang 105 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá - Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song. Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng.

a) Gọi O và O’ lần lượt là tâm của các hình bình hành ABCD và ABEF. Chứng minh rằng đường thẳng OO’ song song với các mặt phẳng (ADF) và (BCE).

b) Gọi M và N lần lượt là trọng tâm của hai tam giác ABD và ABE. Chứng minh rằng đường thẳng MN song song với mặt phẳng (CEF).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chứng minh đường thẳng a không thuộc (P) song song với mặt phẳng (P):

+ Tìm đường thẳng b thuộc (P) sao cho a // b.

+ Suy ra a // (P).

Answer - Lời giải/Đáp án

a,

O, O’ lần lượt là tâm hình bình hành ABCD và ABEF nên O là trung điểm AC và BD, O’ là trung điểm AE và BF (Tính chất hình bình hành)

Advertisements (Quảng cáo)

Xét tam giác BFD có O là trung điểm BD, O’ là trung điểm BF nên OO’ là đường trung bình. Suy ra OO’ // FD

Nên OO’ // (ADF)

Xét tam giác AEC có O là trung điểm AC, O’ là trung điểm AE nên OO’ là đường trung bình. Suy ra OO’ // CE

Nên OO’ // (BCE).

b)

Mở rộng (CEF) thành (CEFD)

Gọi I là trung điểm của AB

M là trọng tâm tam giác ABD nên \(\frac{{IM}}{{ID}} = \frac{1}{3}\)

N là trọng tâm tam giác ABE nên \(\frac{{IN}}{{IE}} = \frac{1}{3}\)

Xét tam giác IDE có \(\frac{{IM}}{{ID}} = \frac{{IN}}{{IE}}\left( { = \frac{1}{3}} \right)\)

Suy ra MN // DE. Mà DE nằm trong (CEFD) nên MN // (CEFD) hay MN // (CEF).