Câu 3 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hãy chỉ ra mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối. Từ đó, bạn hiểu gì về tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông?
Dựa vào sự đối sánh giữa bản phiên âm và bản dịch nghĩa, dịch thơ để nhận xét về mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối để hiểu được tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông.
Cách 1
- Mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối: tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hai dòng thơ này để kết thúc bài thơ và tổng kết ý nghĩa của tác phẩm. Sáu dòng thơ đầu được sử dụng để miêu tả cuộc đời Tiểu Thanh, nhân vật chính trong truyện, cũng như những thăng trầm và nỗi đau trong cuộc đời của cô. Hai dòng thơ cuối đưa ra một khía cạnh nhìn khác về cuộc sống và nhân sinh, và cũng giúp cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn trong việc truyền tải thông điệp của mình đến độc giả.
Advertisements (Quảng cáo)
- Tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông: Nguyễn Du cảm thấy bơ vơ giữa dòng đời.Tâm sự của Nguyễn Du đầy ắp bi thương. Ông sống giữa cuộc đời đầy phong ba với bao tâm sự uẩn khúc. Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh, đồng thời cũng băn khoăn và khóc thương cho chính mình.
Cách 2:
- Mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối: tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hai dòng thơ này để kết thúc bài thơ và tổng kết ý nghĩa của tác phẩm.
- Tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông: Nguyễn Du cảm thấy bơ vơ giữa dòng đời. Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh, đồng thời cũng băn khoăn và khóc thương cho chính mình.
Cách 3:
- Sáu dòng thơ đầu: Niềm xót thương cho số kiếp hồng nhan bé mọn, hẩm hiu, bất hạnh của nàng Tiểu Thanh.
- Hai dòng thơ cuối: Niềm xót thương cho bản thân (Tố Như) và nỗi mong mỏi có bạn tri âm, ít ra là trong hậu thế. Tố Như là tên chữ của Nguyễn Du. Nói “khóc cho Tổ Như” (khắp Tố Như) tức là nói tri âm tri kỉ với Tố Như, hiểu nỗi lòng Tố Như, thương xót cho Tổ Như như Tố Như thương xót cho Tiểu Thanh.
- Mối liên hệ giữa sáu dòng thơ đầu với hai dòng thơ cuối của văn bản thoạt nhìn có vẻ như có sự đứt gãy, nhưng xem xét kĩ sẽ thấy giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Đó là mối quan hệ tiếp nối tự nhiên theo logic liên tưởng tương đồng. Tác giả trông người lại ngẫm đến ta, thấy càng “thương người” thì càng “thương mình”. Cái tên “Tố Như” xuất hiện ở dòng thơ thứ tám tuy có chút bất ngờ nhưng lại được đặt trong sự đối sánh với cái tên Tiểu Thanh trong nhan đề và sáu dòng thơ đầu. Cụm từ “ngã tự cư” trong dòng thơ thứ sáu (Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã) chính là cái bản lề giữa hai phần của bài thơ.