Câu 7 (trang 22 SGK Ngữ văn 11, tập 1):
Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không? Nêu và phân tích quan điểm của bạn về điều này.
Đọc kỹ tác phẩm, vận dụng kỹ năng nghị luận, đưa ra quan điểm và giải thích.
Advertisements (Quảng cáo)
- Theo em, truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có thể coi là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói. Tuy nó không phải là một cuộc sống màu hồng như Lọ Lem, Bạch Tuyết, nhưng đối với người trong cuộc, họ vẫn là những người may mắn, tìm thấy hạnh phúc trong khó khăn, xây dựng được một gia đình dù còn nhiều khó khăn. Tin chắc rằng dựa theo mạch của truyện như vậy, diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ là: gia đình của Tràng sẽ vượt qua nạn đói nhờ vào cách mạng, vợ chồng Tràng đi theo cách mạng, có việc làm ổn định nuôi sống gia đình, những đứa con sẽ ra đời và bà cụ Tứ sẽ hạnh phúc, mãn nguyện trong những năm cuối đời của mình.
Cách 2:
- Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói bởi:
- Câu chuyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” có motip giống với truyện cổ tích, đám cưới của Tràng với thị cũng được coi là đám cưới cổ tích.
+ Giữa cái cảnh đói kém, khi mà bản thân còn lo chưa xong nhưng vẫn ánh lên tình thương giữa người với người trong hoàn cảnh khốn cùng ấy. Tràng và bà cụ Tứ sẵn sàng đèo bồng thêm một người vợ nhặt, thị cũng sẵn sàng theo không Tràng về làm vợ. Khát vọng hạnh phúc gia đình lớn lao hơn những nhu cầu cuộc sống tầm thường.
+ Chuyện kết thúc bằng một chi tiết “sáng” mở ra một tương lai mới cho các nhân vật (hình ảnh phá kho thóc Nhật, đoàn người đi trên đê và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới).