Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Chú ý sự luân phiên của các điểm nhìn (điểm nhìn của...

Chú ý sự luân phiên của các điểm nhìn (điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật, điểm nhìn bên ngoài và bên trong)...

Đọc kỹ đoạn đầu tác phẩm. Soạn văn Câu 1 trang 23 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Trong khi đọc 1 - Chí Phèo, Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 1 (trang 23, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý sự luân phiên của các điểm nhìn (điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật, điểm nhìn bên ngoài và bên trong).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ đoạn đầu tác phẩm.

Answer - Lời giải/Đáp án

Điểm nhìn của người kể được luân phiên và đan xen với nhau. Từ điểm nhìn của người kể Chí Phèo đang vừa đi vừa chửi trời, đất và cả làng Vũ Đại. Rồi tiếp đó là điểm nhìn của nhân vật thể hiện qua những câu cảm thán bộc lộ rõ tâm trạng của nhân vật “Tức thật! Tức thật!... Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không?...”

→ Điểm nhìn linh hoạt, luân phiên đan xen tạo cảm giác thú vị, thu hút người đọc.

Cách 2:

Đoạn văn có sự thay đổi linh hoạt về điểm nhìn:

- Điểm nhìn của người kể chuyện:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Hắn vừa đi vừa chửi … cả làng Vũ Đại

+ Không ai lên tiếng cả … không ai biết …

- Điểm nhìn của dân làng Vũ Đại: Chắc nó trừ mình ra

- Điểm nhìn bên ngoài:

+ Hắn vừa đi vừa chửi … Không ai lên tiếng cả

+ Đã thế, hắn … không ai ra điều

+ Phải đấy … không ai biết.

+ Tức thật … Tức chết đi được mất

+ Mẹ kiếp … nông nỗi này.

Cách 3:

Điểm nhìn trần thuật: ngoi kể thứ ba theo điểm nhìn bên trong. Nhân vật mang điểm nhìn bên trong thường là nhân vật chính trong truyện (Chí Phèo).

Điểm nhìn được thay đổi từ điểm nhìn bên ngoài đến điểm nhìn bên trong, từ điểm nhìn không gian đến điểm nhìn thời gian, từ điểm nhìn một người đến điểm nhìn của số đông, có khi điểm nhìn trao cho nhân vật này, lúc thì trao cho nhân vật khác, nghĩa là toàn truyện có một sự di chuyển điểm nhìn liên tục. Nhân vật thì được đặt trong trung tâm của các điểm nhìn. Với nhân vật Chí Phèo, mở đầu truyện ngắn là cái nhìn trần thuật của người kể chuyện. Sau đó, với hình thức lời nửa trực tiếp, điểm nhìn của chủ thể trần thuật lại hóa thân vào điểm nhìn của Chí Phèo: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng người nào? Rồi hẳn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai… Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”. Trong “Chí Phèo”, xuất hiện dày đặc kiểu lời nói nửa trực tiếp như thế. Hình thức này cho phép chủ thể trần thuật di chuyển điểm nhìn rất linh hoạt, đồng thời với kiểu độc thoại nội tâm, chủ thể trần thuật có điều kiện soi chiếu vào những mảng tâm trạng sâu kín nhất của nhân vật.