Câu 3 (trang 73, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Có thể nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể gì?
Hãy kể tên một số bài thơ có yếu tố tượng trưng mà bạn đã tìm đọc thêm.
Dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi này.
- Để nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ ta có thể căn cứ vào những biểu hiện sau:
+ Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ
+ Chú ý vào nhịp điệu của bài thơ
+ Tâm tư, tình cảm tác giả muốn gửi gắm
- Một số bài thơ có yếu tố tượng trưng:
+ Bài “Huyền diệu” của nhà thơ Xuân Diệu
Hãy nghe lẫn lộn ghé bên tai,
Giọng suối, lời chim tiếng khóc người
Hãy uống thơ ta trong khúc nhạc
Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi…
Rồi khi khúc nhạc đã ngừng ru
Advertisements (Quảng cáo)
Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim
Còn cứ run hoài, như chiếc lá
Sau khi trận gió đã im lìm…
→ Đoạn thơ cho ta thấy cảm xúc mãnh liệt, tha thiết, nồng cháy, khát khao yêu thương của nhà thơ.
+ Bài “Cô liêu” của Hàn Mặc Tử:
Gió lùa ánh sáng vô trong bãi
Trăng ngậm đầy sông, chảy láng lai
Buồm trắng phất phơ như cuống lá
Lòng tôi bát ngát rộng bằng hai
Tôi ngồi dưới bến đợi nường Mơ
Tiếng rú ban đêm rạn bóng mờ
Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóng
Rung tầng không khí, bạt vi lô…
→ Qua những hình ảnh được tác giả sử dụng, ta có thể hiểu sự vũng vẫy muốn thoát khỏi nỗi “cô liêu” của tác giả về cuộc đời, số phận bi đát của mình.
+ Bài thơ “Duy tâm” của Bích Khê:
Rồng vẽ lối xưa toàn những sáo
Cua bò thơ mới chả nên thơ
→ Đọc câu thơ ta thấy rõ sự bất mãn với lối mòn sáo rỗng của thơ mới của tác giả.