Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm...

Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn...

Vận dụng kiến thức đã học về cách lập dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật. Soạn văn Câu 5 trang 73 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Câu 5 - trang 73 Củng cố - mở rộng trang 73, Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 5 (trang 73, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức đã học về cách lập dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Huy Cận

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Tràng giang: hoàn cảnh ra đời, xuất xứ…

b. Thân bài

* Nhan đề và câu đề từ

- Nhan đề: sử dụng từ Hán Việt với ý nghĩa là một con sông dài

- Câu đề từ: Thể hiện một cách ngắn gọn, đầy đủ nhất về cảnh và tình của bài thơ

* Khổ 1

- Câu thơ đầu gợi lên khung cảnh sông nước mênh mông

→ Từ láy “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những con sóng nối tiếp nhau cuộn dài bất tận, không biết đi đâu về đâu → nổi bật lên một không gian rộng lớn, kéo dài bất tận

- Hình ảnh “con thuyền xuôi mái” gợi lên sự nhỏ bé của con người, sự vật trước thiên nhiên bao la, rộng lớn.

- Hai câu cuối đặc tả nỗi buồn của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hình ảnh “thuyền và nước”, “củi một cành khô lạc mấy dòng” cho thấy sự bất định của sự vật tại chốn sống nước hay chính là sự vô định của con người trước dòng đời.

Advertisements (Quảng cáo)

→ Khổ thơ làm nổi bật lên sự đối lập giữa con thuyền nhỏ bé và thiên nhiên rộng lớn qua đó làm nổi bật lên sự nhỏ bé của con người.

* Khổ 2

- Hai câu thơ đầu vẽ lên bức tranh phong cảnh hoang vắng, hiu quạnh của vùng sông nước.

+ Nghệ thuật đảo ngữ từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” → nổi bật lên sự hiu quạnh, hoang vắng, lạnh lẽo nơi sông nước

+ Hình ảnh ngôi làng tàn chợ khiến người đọc không khỏi buồn man mác bởi sự thiếu vắng, trống trải của hơi ấm con người

- Hai câu thơ cuối không gian như được mở rộng ra bốn phía nhưng cảnh vật vẫn mang vẻ tịch mịch gợi lên một nỗi buồn, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người.

* Khổ 3

- Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng” gợi lên sự trôi nổi, vô định của kiếp người giữa dòng đời.

- Nghệ thuật phủ định được sử dụng tài tình

→ Nối tiếp cảnh vật ở câu trên, khổ dưới cũng nổi bật lên một khung cảnh buồn vắng, tẻ nhạt, thiếu vắng hơi ấm tình người.

* Khổ 4

- Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ của những đám mây trắng tầng lớp lớp nối tiếp nhau được thể hiện qua từ “lớp lớp” cùng với hình ảnh cánh chim xuất hiện trên bầu trời xanh thẳm, như một cách thể hiện nỗi buồn đã vơi đi phần nào.

- Hai câu thơ cuối thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả.

c. Kết bài:

- Đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Cảm nhận của bản thân về bài thơ.