Câu 2 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Lập bảng phân loại những đơn vị kiến thức cốt lõi được trình bày trong phản Tri th sách giáo khoa Ngữ văn ngữ văn của mỗi bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai theo từng nhóm: kiến thức chung về loại, thể loại; kiến thức về các yếu tố cấu thành văn bản thuộc từng loại, thể loại; kiến thức về lịch sử văn học; kiến thức tiếng Việt.
Xem lại các văn bản đã học
Tiêu chí Bài học |
Thể loại văn bản |
Các yếu tố cấu thành văn bản |
Kiến thức tiếng Việt |
Bài 6 |
Truyện thơ Nôm là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học Trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết chủ yếu bằng chữ Nôm và chủ yếu sử dụng thể loại song thất lục bát. |
- Yếu tố tự sự - Yếu tố trữ tình |
- Lặp cấu trúc là biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu kiến trúc nhằm nhấn mạnh nội dung. - Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ hoặc câu sóng đôi với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản. |
Bài 7 |
- Ký là tên một nhóm các thể, tiểu thể loại tác phẩm văn xuôi phi hư cấu có khả năng dung hợp các yếu tố. - Tùy bút là tiểu loại kí có tính tự do cao, bố cục linh hoạt, thường nghiêng hẳn về tính trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Advertisements (Quảng cáo) - Tản văn là một tiểu loại kí thường sử dụng đồng thời cả yếu tố tự sự và trữ tình. - Truyện kí là một dạng truyện kể người thật, việc thật. |
- Yếu tố tự sự, trữ tình - Yếu tố hư cấu |
- Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng |
Bài 8 |
Văn bản thông tin là văn bản nhằm cung cấp thông tin về một lĩnh vực nào đó cho người đọc và người nghe. |
- Tổ chức thông tin theo trật tự thời gian - Tổ chức thông tin theo trật tự nhân quả - Tổ chức thông tin theo tầm quan trọng của vấn đề - Tổ chức thông tin theo quan hệ so sánh hoặc tương phản. |
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ. |
Bài 9 |
- Cách giải thích nghĩa của từ |
Cách giải thích nghĩa của từ - Trình bày khái niệm mà từ đó biểu thị - Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa - Làm rõ nghĩa của từng yếu tố của từ |