Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ thuật lập luận...

Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ thuật lập luận của Hoài Thanh được thể hiện qua văn bản...

Đọc kỹ toàn bộ tác phẩm; chú ý vào những bằng chứng được tác giả sử dụng. Soạn văn Câu 4 trang 89 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 4 - Một thời đại trong thi ca, Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ thuật lập luận của Hoài Thanh được thể hiện qua văn bản.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ toàn bộ tác phẩm; chú ý vào những bằng chứng được tác giả sử dụng

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Cách sử dụng bằng chứng trong lập luận của Hoài Thanh vô cùng sáng tạo và góp phần quan trọng làm sáng tỏ luận điểm:

- LD1: Đưa ra sự so sánh đối chiếu để chỉ ra mối quan hệ của Thơ mới và thơ truyền thống

+ Tác giả đưa ra 2 câu thơ khá nổi tiếng trong 2 hoàn cảnh khác nhau, một cái thuộc Thơ mới nhưng lại mạng nét cổ kính và cái còn cái thuộc thơ truyền thống nhưng lại mang nét hiện đại → Sự khác nhau của 2 thể loại không phụ thuộc vào giai đoạn mà phụ thuộc vào cái hay của chúng.

- Chỉ ra điểm khác nhau giữa chúng

+ Trước hết là khi mới lộ diện, tác giả đưa ra dẫn chứng để cho thấy sự khó khăn, rẻ rúng của “cái tôi” trong xã hội lúc bấy giờ: “Ở phương Tây, nhất là từ khi có đạo Thiên Chúa, không bao giờ cá nhân lại bị rẻ rúng đến thế.”

+ Sau khi phân biệt “cái tôi”, “cái ta”, tác giả đưa ra tên tuổi của một số nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư…

- Khẳng định lại sự độc đáo, mới lạ và chưa từng có của Thơ mới.

+ Trích dẫn câu nói của chủ báo Nam Phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn.” → khẳng định ngôn ngữ là phương tiện cơ bản để thể hiện cái bản sắc dân tộc. → Để thể hiện cái mới mẻ, cái hay của Thơ mới, tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, sắc sảo cũng những dẫn chứng cụ thể để làm nổi bật lên sự mới mẻ, tiến bộ của Thơ mới. Qua đó nhằm khẳng định cái hay, cái đẹp của Thơ mới.

Cách 2:

Bằng chứng trong văn bản:

- Nhưng chính Xuân Diệu còn viết…

- Và một nhà thơ cũ tả cảnh thu lại có những câu nhí nhảnh và lả lơi…

- Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý Thái Bạch…

- Không biết trong khi rên rỉ như thế Xuân Diệu…

- Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ…

- …

→ Hoài Thanh lấy dẫn chứng thực tế từ những nhà thơ mới đa dạng, cụ thể, giúp cho văn bản có sức thuyết phục cao hơn.

+ Khi tìm cái mới của thơ mới tác giả nhìn vấn đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thi nhân đương thời thấu đáo, sâu sắc

+ Có cái nhìn thấu đáo về “cái tôi”, “cái ta” có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử.