Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện...

Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của...

Đọc kỹ nội dung tác phẩm, chú ý vào diễn biến của câu chuyện kết hợp với khả năng tổng hợp, phân tích thông tin. Soạn văn Câu 5 trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1, Sau khi đọc 5 - Vợ nhặt, Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 11, tập 1):

Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của các nhân vật (thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ nội dung tác phẩm, chú ý vào diễn biến của câu chuyện kết hợp với khả năng tổng hợp, phân tích thông tin.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

- Tác giả đã đảo phần Tràng đưa vợ về nhà lên trước đoạn gặp gỡ giữa hai vợ chồng. Từ cách đi đứng, dáng dấp cho đến cử chỉ hành động, nét mặt đều được Kim Lân khắc họa tài tình qua từng câu chữ góp phần làm nổi bật lên tính cách đặc thù của mỗi nhân vật. Việc đảo trật tự kể chuyện góp phần tạo sự hấp dẫn, thu hút người đọc muốn tìm hiểu, khám phá câu chuyện sâu hơn sau khi đọc đoạn đầu.

- Lời kể và giọng điệu gần gũi, thân thuộc thể hiện đúng vẻ chất phác, thành thật của người nông dân Việt Nam xưa, qua đó ẩn chứa một số phận bất hạnh, một tinh thần hoang mang, sợ hãi nạn đói nhưng vẫn mang trong mình niềm hạnh phúc nhen nhóm, một tinh thần sẵn sàng vượt lên trên số phận.

- Nhân vật trong truyện đều được khắc họa một cách tinh tế qua từng cử chỉ, hành động và lời nói. Từ những đứa trẻ vô tư, cười đùa nhưng khi nạn đói ập đến, chúng cũng trở nên ủ rũ vì đói, vì mệt. Tràng từ câu hò vu vơ, có được vợ một cách đầy bất ngờ, vui sướng rồi lo lắng nhưng với bản tính vô tư, ngờ nghệch Tràng đã nhanh chóng bỏ qua sự chột dạ, đối mặt với số phận. Đặc biệt, đó là sự trưởng thành nhanh chóng từ trong nhận thức của Tràng khi anh nhận ra mình cần phải có trách nhiệm với vợ, với gia đình mới của mình. Hay nhân vật thị, một người phụ nữ bất hạnh vì đường cùng đã quyết định tin vào câu hò của Tràng, theo Tràng về làm vợ. Ban đầu, người đàn bà hiện lên là một người chua chát, sưng sỉa, đanh đá, nhưng khi trở thành người vợ, những bản tính vốn có của thị trỗi dậy, trở thành một người đàn bà hiền hậu, đảm đang, tháo vát. Cuối cùng là nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo thương con hết mực. Ban đầu bà thấy hoang mang, lo lắng rồi chuyển sang buồn, trách bản thân không thể cưới vợ đàng hoàng cho con, nhưng rồi bà lão cũng xốc lại tinh thần, trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc cho đôi bạn trẻ bằng những lời động viên, khích lệ các con về một tương lai tươi sáng, vượt qua nạn đói khủng khiếp này.

Cách 2:

- Điểm nhìn: Ban đầu, Kim Lân miêu tả nhân vật từ điểm nhìn bên ngoài để người đọc hình dung được ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật. Sau đó, tác giả dùng điểm nhìn bên trong để thấy được suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật. (VD: Ban đầu Kim Lân miêu tả Tràng qua ngoại hình, nghề nghiệp và hoàn cảnh sống, sau đó từ điểm nhìn bên trong, Kim Lân cho người đọc thấy suy nghĩ tâm trạng của Tràng sau khi có vợ).

- Lời kể: Lời người kể chuyện và lời nhân vật có sự cộng hưởng, kết nối với nhau, tạo nên một số hiện tượng trong văn bản: lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức giọng điệu của nhân vật (Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ”), lời độc thoại nội tâm (Người ta có gặp bước khó…. có vợ được), lời nhại (có khối cơm trắng mấy giò đấy),…

- Giọng điệu: Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể: bước “ngật ngưỡng”, đường “khẳng khiu, nhấp nhỉnh”, vẻ mặt “phớn phở”, dãy phố “úp súp, dật dờ…” Cách viết như thế tạo nên một phong vị và sức lôi cuốn riêng.

Advertisements (Quảng cáo)