Câu 1
Câu 1 (trang 51, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Câu thơ nào dưới đây cho thấy tác giả đã thể hiện sự sáng tạo bằng cách phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường? Dựa vào đâu bạn kết luận như vậy?
a. Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
(Hồ Xuân Hương, Cảnh thu)
b. Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá,
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi.
(Xuân Diệu, Trăng)
Dựa vào kiến thức về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường để trả lời.
a. Sự sáng tạo trong cách phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường ở đây là tác giả đảo tính từ lên trước danh từ (Xanh om và trắng xóa)
Bởi theo quy tắc ngôn ngữ thông thường sẽ là cổ thụ xanh om và tràng giang trắng xóa, như vậy sẽ đúng với trật tự danh từ rồi đến tính từ. Nhưng ở đây để tăng giá trị biểu đạt, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của sự vật được nhắc tới.
b. Sự sáng tạo trong cách phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường ở đây là tác giả sử dụng những từ ngữ mới lạ để chỉ trăng (nhiều trăng quá, tuôn).
Bởi theo quy tắc thông thương, sẽ không ai nói là “nhiều trăng quá” vì trăng chỉ có một và hiếm khi có ai sử dụng từ “tuôn” để chỉ sự tràn ngập ánh sáng của trăng. Việc sử dụng từ ngữ mới này không chỉ làm nổi bật hình ảnh ánh trăng trong đêm mà nó còn tạo nên sự mới mẻ trong cách miêu tả sự vật của người viết.
Câu 2
Câu 2 (trang 51, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chỉ ra cụm từ có cách kết hợp từ không bình thường và phân tích hiệu quả của cách kết hợp đó ở hai câu sau:
a. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
b. Để khi khoác ba lô lần đầu về đất Mũi, rằng, thôi thì, ta cứ lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau.
(Trần Tuấn, Cà Mau)
Dựa vào kiến thức về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường để trả lời.
Advertisements (Quảng cáo)
a. Các cụm từ có cách kết hợp từ không bình thường: “vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi”, “mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga”
→ Không tuân theo các quy luật thông thường, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng cách kết hợp từ độc đáo, tìm ra mối liên hệ giữa những sự vật vốn không liên quan đến nhau. Qua đó, tác giả nhằm làm nổi bật vẻ đẹp cổ kính, huyền bí, mang đậm chất Huế của dòng sông Hương. Khẳng định đó không chỉ là dòng sông của quá khứ mà còn cả của hiện tại và tương lai.
b. Cụm từ có cách kết hợp không bình thường: “lỏng tay thơ thẩn”
→ Việc sử dụng từ ngữ như vậy nhằm thể hiện mục đích của chuyến đi đến Đất Mũi của tác giả. “lỏng tay thơ thẩn” thể hiện trạng thái buông bỏ tất cả, không đặt ra bất cứ quy tắc, kế hoạch gì. Qua đó, ta thấy được sự phóng khoáng, tự do của tác giả, đến đi một cách tự nhiên, khám phá Cà Mau một cách ngẫu hứng.
Câu 3
Câu 3 (trang 51, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Thế là cãi nhau, hai thằng miền Trung giữa cái nắng miệt mài bên những hạt phù sa sinh nở khởi từ hai chữ "quê nhà” ấy của thi sĩ đất Bắc.
(Trần Tuấn, Cà Mau quê xứ)
Tìm các từ ngữ có thể kết hợp hợp lý với cụm từ cái nắng trong câu trên, so sánh những cụm từ mà bạn tạo ra với cụm từ cái nắng miệt mài để thấy tác dụng của phương án kết hợp mà tác giả lựa chọn.
Dựa vào kiến thức về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường để trả lời.
- Các từ ngữ có thể thay thế cho “cái nắng miệt mài”: cái nắng chói chang, cái nắng chang chang, cái nắng gắt.
- Các cụm từ trên tuy có thể thay thế cụm từ “cái nắng miệt mài” nhưng xét về mặt ý nghĩa thì chúng không thể hay và phù hợp với hoàn cảnh bằng cụm từ đó. Bởi cái nắng miệt mài có thể hiểu là cái nắng chói chang, nhưng nó không quá gắt để khiến người khác cảm thấy khó chịu. Từ “miệt mài” đó có thể hiểu cái nắng đó như hòa quyện với cuộc cãi vã của hai thằng miền Trung, thể hiện họ miệt mài, say sưa như cái nắng của Đất Mũi vậy, chói chang nhưng khiến con người cảm thấy dễ chịu.
Câu 4
Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Nhận xét đặc điểm các cụm từ in đậm trong hai câu sau và phân tích giá trị biểu đạt của từng trường hợp:
a. Giờ tới lượt bạn tôi gửi lại nơi này mấy đợt phù sa thơ kèm chút gió Lào cố quận.
(Trần Tuấn, Cà Mau quê xứ)
b. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà)
Dựa vào kiến thức về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường để trả lời.
a. Cụm từ “đọt phù sa” dùng để chỉ những đợt phù sa vẫn còn lắng đọng. Tác giả sử dụng từ không chỉ làm tăng giá trị biểu đạt của câu văn mà nó còn thể hiện một nét đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
b. Tác giả so sánh con Sông Đà dài và đẹp như một áng tóc trữ tình và mang theo cả vẻ đẹp hùng vĩ, bí ẩn của núi rừng Tây Bắc. Điều đó không chỉ làm tăng sức biểu cảm của câu văn mà nó còn nhấn mạnh, làm nổi bật lên vẻ đẹp của sông Đà. Vẻ đẹp ấy không chỉ mang dáng dấp của con người mà nó còn mang theo vẻ đẹp của tự nhiên núi rừng Tây Bắc.