Câu 8 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1):
Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua giọng điệu và những từ ngữ nào?
Đọc nội dung đoạn từ “Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng nhẹ nhàng… cứ chảy xuống ròng ròng.”
Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua:
- Giọng điệu: nhẹ nhàng, thể hiện sự quan tâm, ân cần của một người mẹ với con
- Từ ngữ: “nhẹ nhàng”, “u cũng mừng lòng”, “từ tốn”, “vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn”.
Cách 2:
Tình cảm bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới:
- Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được.
Advertisements (Quảng cáo)
- Các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng.
- Nhà ta thì nghèo con ạ … về sau.
- Con ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.
- Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót.
- Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá.
→ Bà cụ Tứ thương xót, cảm thông và chấp nhận nàng dâu mới
Cách 3:
Bà vừa mừng vừa tủi khi hiểu mọi chuyện. Với giọng điệu: nhẹ nhàng, thể hiện sự quan tâm, ân cần của một người mẹ với con.
- Khi đã vỡ lẽ, đã hiểu ra con mình "nhặt” được vợ, bà "cúi đầu nín lặng”. Bà liên tưởng đến bao cơ sự "oái ăm” "ai oán” "xót thương” cho số kiếp của đứa con mình. Bà liên tưởng đến người chồng quá cố, đến đứa con gái đã qua đời, lòng bà trĩu nặng tủi buồn, xót xa.
- Bà cụ Tứ mừng cho con từ nay yên bề gia thất, tủi thân làm mẹ không lo nổi vợ cho con. Giờ đây giữa lúc người chết đói ” như ngả rạ” lại có người theo con trai bà về làm vợ. Cái tủi, cái buồn của người mẹ bọ dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn. Biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng khi con đã có vợ, Bà cụ Tứ khóc vì mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu không biết làm sao vượt qua nỗi khó khăn này.