Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Vì sao những câu sau đây (lấy từ một số văn bản...

Vì sao những câu sau đây (lấy từ một số văn bản văn học) mặc dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai?...

Dựa vào phần kiến thức về nhận biết về thành phần câu và cách sửa để trả lời. Soạn văn Câu 3 trang 114 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Câu 3 - trang 112 Thực hành tiếng Việt trang 112, Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 3 (trang 114, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Vì sao những câu sau đây (lấy từ một số văn bản văn học) mặc dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai?

a. Huân cảm tưởng như mình đã bị thuổng văn. Bị đạo ý.

(Nguyễn Trương Quý, Câu chuyện bắt đầu từ tầng 10)

b. Mắt mèo hoang. Em thích mẹ nói em có con mắt mèo hoang và dã thú.

(Nguyễn Ngọc Thuần, Một thiên nằm mộng)

c. Đó là người cảm của quán rượu. Anh Ba Hoành!

(Nguyễn Quang Sáng, Quán rượu của người câm)

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào phần kiến thức về nhận biết về thành phần câu và cách sửa để trả lời.

Answer - Lời giải/Đáp án

Những câu in đậm trên, dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai bởi người viết đều mang theo mục đích riêng của mình. Như câu “bị đạo ý”, đây là câu rút gọn nhằm giải thích cho ý câu trước của tác giả. Hay câu “Mắt mèo hoang” bạn đầu nghe ta sẽ thấy rất vô lý nhưng khi đọc câu tiếp theo, ta sẽ thấy nó rất phù hợp, tác giả đảo hình ảnh đó lên trước nhằm nhấn mạnh và gây chú ý với người đọc. Câu cuối cũng vậy “Anh Ba Hoành!” được đặt thành câu riêng nhằm nhấn mạnh nhân vật mà vế đằng trước đang muốn nói đến – một người câm của quán rượu.

→ Đôi khi sự không đầy đủ về thành phần trong câu sẽ giúp cho mục đích truyền tải của người viết được rõ ràng hơn là câu đầy đủ. Sự nhấn mạnh về ý thay vì giải thích ra sẽ luôn tạo được ấn tượng với người đọc hơn.