Câu 1
Đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm là
A. bao gồm 5 tỉnh, thành phố, có ranh giới rõ ràng và không thay đổi.
B. bao gồm một phạm vi nhất định của những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. bao gồm nhiều tỉnh, thành phố; có ranh giới, có thể thay đổi theo từng thời kì.
D. có định hướng phát triển và sự thay đổi đều theo mốc thời gian giống nhau.
Đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm là bao gồm nhiều tỉnh, thành phố; có ranh giới, có thể thay đổi theo từng thời kì.
Đáp án đúng là: C
Câu 2
Các vùng kinh tế trọng điểm đều có
A. tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiếp giáp với Trung Quốc và Lào.
B. thiên nhiên đa dạng, cảnh quan hùng vĩ.
C. dân cư và nguồn lao động đông, chất lượng lao động cao.
D. mạng lưới kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp.
Các vùng kinh tế trọng điểm đều có mạng lưới kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp.
Đáp án đúng là: D
Câu 3
Các vùng kinh tế trọng điểm không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
B. Tập trung các ngành sử dụng công nghệ cao.
C. Phát triển kinh tế khép kín, nhằm cạnh tranh với các vùng khác.
D. Đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng và quy mô GDP của cả nước.
Phát triển kinh tế khép kín, nhằm cạnh tranh với các vùng khác không phải đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm.
Đáp án đúng là: C
Câu 4
Trong cơ cấu GRDP, các vùng kinh tế trọng điểm đều có
A. tỉ trọng của 3 ngành kinh tế tương đương nhau.
B. tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng luôn lớn gấp 2 lần ngành dịch vụ.
C. tỉ trọng của dịch vụ tăng, tỉ trọng của các ngành sản xuất vật chất giảm.
D. tỉ trọng của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thấp; tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cao.
Trong cơ cấu GRDP, các vùng kinh tế trọng điểm đều có tỉ trọng của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thấp; tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cao.
Đáp án đúng là: D
Câu 5
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập vào năm
A. 1996.
B. 1998.
C. 1997.
D. 2009.
Advertisements (Quảng cáo)
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập vào năm 1997.
Đáp án đúng là: C
Câu 6
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập vào năm
A. 1996.
B. 2004.
C. 1997.
D. 1998.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập vào năm 1998.
Đáp án đúng là: D
Câu 7
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập vào năm
A. 2009.
B. 2004.
C. 1997.
D. 1998.
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập vào năm 2009.
Đáp án đúng là: A
Câu 8
Vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây chiếm tỉ trọng GRDP và GRDP/người cao nhất so với cả nước năm 2021?
A. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
D. Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tỉ trọng GRDP (39,7%) và GRDP/người (59,8 triệu đồng) cao nhất so với cả nước năm 2021.
Đáp án đúng là: C
Câu 9
Dựa vào bảng số liệu sau:
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị sản xuất công nghiệp và tỉ lệ trị giá xuất khẩu của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước năm 2021.
b) Bốn vùng kinh tế trọng điểm chiếm bao nhiêu % giá trị sản xuất công nghiệp và bao nhiêu % trị giá xuất khẩu của cả nước năm 2021?
c) Rút ra kết luận về vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
a) Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước năm 2021 (Đơn vị %). |
Biểu đồ tỉ lệ trị giá xuất khẩu của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước năm 2021 (Đơn vị %). |
b) Bốn vùng kinh tế trọng điểm chiếm 73,3 % giá trị sản xuất công nghiệp và 78,0 % trị giá xuất khẩu của cả nước năm 2021.
c) Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước.