5.15. Dãy kim loại tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là
A. Fe, Zn, Li, Sn. B. Cu, Pb, Rb, Ag.
C. K, Na, Ca, Ba. D. Al, Hg, Cs, Sr.
5.16. Ngâm một đinh sắt trong 100 ml dung dịch CuCl2 1M, giả thiết Cu tạo ra bám hết vào đinh sắt. Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra, sấy khô, khối lượng đinh sắt tăng thêm
A.15,5 g. B. 0,8 g.
C. 2,7 g. D. 2,4 g.
5.17. Cho 4,8 g một kim loại R hoá trị II tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại R là
A. Zn. B. Mg
C. Fe. D. Cu.
5.18. Cho 3,2 g Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thể tích khí NO2 (đktc) thu được là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
5.19. Nung nóng 16,8 g bột sắt và 6,4 g bột lưu huỳnh (không có không khí) thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thì có V lít khí thoát ra (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 2,24 B. 4,48.
C. 6,72. D. 3,36.
5.20. Để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO và ZnO thành kim loại cần 2,24 lít H2 (đktc). Nếu đem hỗn hợp kim loại thu được cho tác dụng hết với dung dịch HC1 thì thể tích khí H2 thu được là
A. 4,48 lít. B. 1,12 lít.
C. 3,36 lít. D. 2,24 lít.
Advertisements (Quảng cáo)
5.21. Cho 6,72 lít khí H2 (đktc) đi qua ống đựng 32 g CuO nung nóng thu được chất rắn A. Thể tích dung dịch HCl 1M đủ để tác dụng hết với A là
A. 0,2 lít. B. 0,l lít.
C.0,3 lít D. 0,01 lít.
5.15 |
5.16 |
5.17 |
5.18 |
5.19 |
5.20 |
5.21 |
C |
B |
D |
B |
C |
D |
A |