6.1. Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của
A. điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. khối lượng riêng.
C. nhiệt độ sôi.
D. số oxi hoá.
6.2. Cho 3 g hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm M tác dụng với nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 800 ml dung dịch HCl 0,25M. Kim loại M là
A. Li. B. Cs.
C. K. D. Rb.
6.3. Cho 4,7 g K2O vào 195,3 g nước. Nồng độ phần trăm của dưng dịch thu được là
A.2,6%. B. 6,2%.
C. 2,8%. D. 8,2%.
6.4. Cho 17 g hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm đứng kế tiếp nhau trong nhóm IA tác dụng với nước thu đừợc 6,72 lít H2 (đktc) và dung dịch Y.
a) Hỗn hợp X gồm
A. Li và Na. B. Na và K.
C. K và Rb. D. Rb và Cs.
b) Thể tích dung dịch HCl 2M cần để trung hoà dung dịch Y là
A. 200 ml. B. 250 ml.
C. 300 ml. D. 350 ml.
Advertisements (Quảng cáo) 6.1 |
6.2 |
6.3 |
6.4a |
6.4b |
A |
A |
C |
B |
C |
6.2. Chọn A
\(\eqalign{
& {n_{HCl}} = 0,8.0,25 = 0,2\left( {mol} \right) \cr
& \overline M + {H_2}O \to \overline M OH + {1 \over 2}{H_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \cr
& \overline M OH + HCl \to \overline M Cl + {H_2}O\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \cr} \)
Từ (1), (2):
\(\eqalign{
& {n_{hh}} = {n_{HCl}} = 0,2\left( {mol} \right) \cr
& \overline M = {3 \over {0,2}} = 15 \cr} \)
Nguyên tử khối trung bình là 15 thì phải có một kim loại có NTK < 15 và một kim loại có NTK > 15. Vậy chỉ có Li (M = 7) và Na (M = 23) là phù hợp.
6.3. Chọn C
\(\eqalign{
& {K_2}O + {H_2}O \to 2KOH \cr
& {{4,7} \over {94}} = 0,05\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\left( {mol} \right) \cr
& C\% = {{56.0,1} \over {4,7 + 195,3}}.100\% = 2.8\% \cr} \)
6.4b. Chọn C
\(\eqalign{
& 2\overline M + {H_2}O \to 2\overline M OH + {H_2} \cr
& {n_x} = 2{n_{{H_2}}} = 2.{{6,72} \over {22,4}} = 0,6\left( {mol} \right) \cr
& \overline M = {{17} \over {0,6}} = 28,3\left( {g/mol} \right) \cr
& \to Na\left( {M = 23g/mol} \right) \cr
& \to K\left( {M = 39g/mol} \right) \cr
& {V_{dd\,\,HCl}}{{0,6} \over 2} = 0,3\left( {lit} \right) = 300ml \cr} \)