Hỗn hợp A chứa Fe, Ag và Cu ở dạng bột, cho hỗn hợp A vào dung dịch B chỉ chứa một chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thì thấy Fe và Cu tác dụng hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp A.. Bài 7.35 trang 76 sách bài tập (SBT) Hóa học 12 - Bài 32. HỢP CHẤT CỦA SẮT
Hỗn hợp A chứa Fe, Ag và Cu ở dạng bột, cho hỗn hợp A vào dung dịch B chỉ chứa một chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thì thấy Fe và Cu tác dụng hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp A.
a) Hỏi dung dịch B chứa chất tan gì ? Viết phương trình hoá học của phản ứng.
b) Nếu sau phản ứng thu được lượng Ag nhiều hơn lượng Ag trong A thì dung dịch B chứa chất gì ?
a) Dung dịch B chứa Fe2(SO4)3:
Advertisements (Quảng cáo)
Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4
Fe2(SO4)3 + Cu → 2FeSO4 + CuSO4
b) Dung dịch B chứa AgNO3:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.