Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Bài Bài thơ của một người yêu nước mình trang 12 SBT...

Bài Bài thơ của một người yêu nước mình trang 12 SBT văn 12 - Cánh diều: Trong bài thơ, đất nước được hiện lên qua hình ảnh những con người nào?...

Đọc bài thơ. Soạn văn Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Bài Bài thơ của một người yêu nước mình trang 12 sách bài tập văn 12 - Cánh diều - Bài 8: Thơ hiện đại. Trong bài thơ, đất nước được hiện lên qua hình ảnh những con người nào?...

Câu 1

Trong bài thơ, đất nước được hiện lên qua hình ảnh những con người nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc bài thơ.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong bài thơ, đất nước được hiện lên qua hình ảnh: những đứa trẻ, hình ảnh người mẹ,người yêu,...


Câu 2

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong những dòng thơ sau? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy là gì?

Tôi yêu đất nước này như thế

Như yêu cây cỏ ở trong vườn

Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc những dòng thơ trên. Chú ý đến hình thức của dòng thơ, đến từ ngữ “...như yêu…”

Answer - Lời giải/Đáp án

- Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh: “yêu đất nước” như “yêu câu cỏ”, “yêu mẹ”

-Tác dụng: Biểu hiện cho một tình yêu thân thuộc, gần gũi; làm hiện lên hình ảnh đất nước gần gũi, một đất nước lam lũ, vất vả nhưng giàu tình yêu, giàu sức sống. Biện pháp còn giúp cho câu thơ có nhịp, giàu sức gợi hình, gợi cảm hơn.


Câu 3

Những dòng thơ cuối bài cho thấy mong muốn, khát khao nào của nhân vật trữ tình về đất nước? (Hãy đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời và giải thích mong muốn, khao khát của nhân vật trữ tình)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc những dòng thơ cuối của bài thơ. Tìm hiểu về bối cảnh ra đời của bài thơ

Answer - Lời giải/Đáp án

- Bài thơ ra đời vào cuối những năm 60. Đây là thời điểm nước ta bị chia cắt, dân tộc ta vẫn đang phải chiến đấu chống lại để quốc Mỹ. Lúc bấy giờ, miền Nam và miền Bắc bị chia cắt, cả nước hướng mắt, chung tay để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Những dòng thơ cuối bài cho thấy mong muốn, khát khao về một đất nước hoà bình, thống nhất của nhân vật trữ tình. Trong bối cảnh ấy, niềm khao khát đó không chỉ của riêng nhân vật trữ tình mà đó còn là khao khát của cả một dân tộc.


Câu 4

Những từ ngữ, dòng thơ nào thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước? Phân tích ý nghĩa của dòng thơ có tính chất như một điệp khúc trong bài thơ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc tác phẩm.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Những từ ngữ, dòng thơ thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước:

“Tôi yêu đất nước này như thế”

“Tôi yêu đất nước này áo rách…”

“Tôi yêu đất nước này như thế

Như yêu cây cỏ ở trong vườn

Advertisements (Quảng cáo)

Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương”

“Toi yêu đất nước này lầm than”

“Lòng vui hôm nay không thấy chật

Tôi yêu đất nước này chân thật

Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi

Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi”

“Cứ trông đất nước mình thống nhất”

- Dòng thơ có tính chất như một điệp khúc trong bài thơ: “Tôi yêu đất nước này…”. Mỗi lần xuất hiện, cụm từ lại mang một sắc thái khác nhau, nhưng tất cả đều bộc lộ lên tình yêu đất nước của nhân vật trữ tình. Nhân vật yêu mọi thứ trên mảnh đất của mình, yêu những kỉ niệm và những gì thuộc về đất nước mà mình biết.


Câu 5

Hãy tìm các biểu hiện về giọng điệu của nhân vật trữ tình trong văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình. Qua đó, em có suy nghĩ gì về tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình đối với đất nước

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc văn bản.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Giọng điệu thiết tha, thương mến (“Tôi yêu đất nước này như thế/Như yêu cây cỏ ở trong vườn/Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương”, “mẹ thương tôi mẹ vẫn tần tảo”...)

- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình ( “Buổi sáng tôi mặc áo đi giày ra đứng ngoài đường”, “Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ”, “mẹ tôi thức khuya dậy sớm”, “Năm nay ngoài năm mươi tuổi”,”Thuở tôi mới đọc được i tờ”, cso bài mái đẩy thơm hoa dại”, “có sáu câu vọng cổ chứa chan”...)

- Giọng điệu xót xa, buồn khi nói về những kí ức, những suy cảm về đất nước, con người (“Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ… Cũng nhớ một tiếng còi tàu”, “Sống qua ngày nên phải nghiến răng/ Cũng không vui nên mẹ ít khi cười”, “tôi yêu đất nước này lầm than”, “Đất nước này còn chua xót”...)


Câu 6

Quan niệm và cách thể hiện tình cảm đối với đất nước của Trần Vàng Sao trong bài thơ trên có gì giống và khác với Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những trong những cái “ ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết chồng chê mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

(Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại hai bài thơ.

Answer - Lời giải/Đáp án

Giống: Đều thể hiện tình yêu Tổ quốc, đất nước

Đều có quan niệm về đất nước gắng với những gì gần gũi, thân thương trong cuộc sống

Khác: Đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước thông qua chiều dài lịch sử từ quá khứ cha ông, qua những nét đẹp trong cuộc sống đời thường, có nét phân tích, diễn giải về đất nước. Còn tác phẩm Trần Vàng Sao lại bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước qua những kỷ niệm, khoảnh khắc trong quá khứ, trong trải nghiệm của mình. Đó là những cảm xúc chân thành, hồn nhiên.