Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Bài Viết và nói – nghe trang 15 SBT Văn 12 –...

Bài Viết và nói - nghe trang 15 SBT Văn 12 - Cánh diều: Nhận định sau đây đúng hay sai? Lí giải vì sao?...

Đọc kiến thức về cách làm bài nghị luận, so sánh đánh giá hai tác phẩm. Giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 - Bài Viết và nói - nghe trang 15 sách bài tập ngữ văn 12 - Cánh diều - Bài 8: Thơ hiện đại. Nhận định đó không đúng vì bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ có thể được hình thành từ các yêu cầu khác nhau: so sánh một chi tiết, so sánh về nghệ thuật, . ....

Câu 1

Nhận định sau đây đúng hay sai? Lý giải vì sao?

“Bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ không thực hiện việc so sánh, đánh giá một phương diện nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của hai tác phẩm thơ mà phải so sánh hai tác phẩm thơ trọn vẹn, gồm cả nội dung và hình thức nghệ thuật.”.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kiến thức về cách làm bài nghị luận, so sánh đánh giá hai tác phẩm.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nhận định đó không đúng vì bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ có thể được hình thành từ các yêu cầu khác nhau: so sánh một chi tiết, so sánh về nghệ thuật,...


Câu 2

Những ý nào sau đây nêu đúng những điểm cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hia tác phẩm thơ:

a, Xác định mục đích so sánh, đánh giá.

b, Xác định tác giả và khuynh hướng thơ ca cần so sánh.

c, Lựa chọn một số tiêu chí và phương diện cụ thể cần so sánh của hai văn bản thơ.

d, Lý giải về nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của từng bài thơ.

e, Đưa ra các nhận xét về sự hơn, kém giữa hai văn bản thơ.

g, Nêu nhận xét thể hiện quan tâm, thái độ đánh giá về tính độc đáo, sự đặc sắc riêng của mỗi tác phẩm.

h, Đảm bảo tính chính xác của các số liệu, tính trừu tượng của các lập luận lô gích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ các ý nêu trong đầu bài

Answer - Lời giải/Đáp án

Các ý đúng: a,c,g.


Câu 3

Điểm giống và khác nhau trong hai khổ thơ sau của bài Tháng Tư (Nguyễn Linh Khiếu) là gì?

đến tháng Tư mọi chuyện xong rồi

cây đủ lá cánh hoa rời vào đất

ông Mặt Trời đủ đầy đến gay gắt

đất mỡ màu ngủ lịm dưới bóng râm

và:

đến tháng Tư mọi chuyện tưởng xong rồi

chớm chút trời xanh thoáng hè non nớt

chiều nay ngọn gió bất ngờ cơn mưa bất chợt

nắng say mưa óng ánh đến nghi ngờ

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ hai khổ thơ.

Answer - Lời giải/Đáp án

Giống:

- Cảm nhận của nhà thơ về những biến đổi của thiên nhiên, đất trời tháng Tư.

- Những câu thơ không tuân không viết hoa đầu dòng không có dấu

Khác:

Đoạn thơ thứ nhất là những hình ảnh thiên nhiên tuân theo chu kỳ, quy luật thông thường

Đoạn thơ thứ hai là những biến động bất ngờ, bất chợt của tạo hóa


Câu 4

Đọc và tìm hiểu văn bản sau theo các hướng dẫn ở bên phải:

(1) Huy Cận và Hồ Chí Minh là hai trong số những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Nếu nhắc đến Huy Cận, độc giả yêu thơ thường nghĩ tới Lửa thiêng- tập thơ đã làm nên tên tuổi và vị thế của ông trong phong trào Thơ mới, thì mỗi khi nghĩ về Bác tròn tư cách của một nhà thi sĩ, người đọc lại không thể quên Nhật kí trong tù- tập thơ của một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng” (Viên Ưng). Trong hai tập thơ trên, Tràng Giang và Chiều tối được đánh giá là những thi phẩm tiêu biểu, kết tinh cả tư tưởng, phong cách và tài nghệ của hai tác giả. Những câu thơ sau đây có thể được xem là điển hình, có nhiều điểm tương đồng và khác biệt thú vị:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ; bóng chiều sa,

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Huy Cận, Tràng giang)

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Advertisements (Quảng cáo)

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.

(Hồ Chí Minh, Chiều tối)

(2) [...] Thật vậy, câu thơ đầu của khổ thơ dựng lên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Hết lớp mây này đến lớp mây khác xếp chồng lên nhau dựng thành một quả núi mây. Câu thơ gợi nhớ một tứ thơ của Đỗ Phủ: “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Chẳng biết Huy Cận có học Đỗ Phủ chữ “đùn” này hay tài năng của người nghệ sĩ lớn đã đem đến cho bài thơ con chữ đắc địa ấy, chỉ biết rằng với chữ “đùn” khung cảnh thiên nhiên càng lúc càng được nới rộng ra, được nhân lên về tầm vóc lớn lao, về sự đồ sộ, hùng vĩ. Và cảnh tượng ấy càng làm tăng lên sự đối lập với hình ảnh một cánh chim chiều mong manh, yếu ớt: “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”. Chữ “nghiêng” ở đây tương tác với ý thơ trước đó: “đùn núi bạc” để tạo ra lớp nghĩa: bóng chiều đang đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch đi, đồng thời “vẽ” lên sự tương phản, đối lập giữa núi mây tầng tầng, lớp lớp với một cánh chim chiều nhỏ nhoi, đơn côi, lạc lõng. Giống như hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng”, “Sông dài trời rộng bến cô liêu”, thi ảnh “chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” ẩn chứa nỗi buồn cô đơn, lẻ loi củ cái “tôi” trữ tình thơ mới khi đứng trước thiên nhiên, đất trời rộng lớn. Đó là tâm trạng và cũng là mặc cảm thường thấy, có tính phổ quát của nhân loại từ xưa đến nay khi phải đối diện với cái vô thủy, vô chung của vũ trụ.

[...] “Dợn dợn” là một từ láy nguyên giàu sức sáng tạo, chưa từng thấy trước đó. Từ láy này hô ứng cùng cụm từ “vời con nước” cho thấy một nỗi niềm bâng khuâng của nhân vật trữ tình. Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Câu thơ này có sự vận dụng sáng tạo một ý thơ trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi hiệu “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng xử nhân sầu”. (Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai). Khác với Thôi Hiệu, nhìn khói sóng trên sông mà nhớ quê, Huy Cận không nhìn khói sóng trên sống mà vẫn nhớ quê da diết. Như chính nhà thơ đã từng thổ lộ: “lúc đó tôi buồn hơn Thôi Hiệu vì thi nhân xưa chỉ nhớ quê còn tôi thì nhớ quê và nhớ nước”. Nỗi buồn này dù có phần “ảo não” (Hoài Thanh) nhưng trong sáng và tích cực, nó phản ánh một cái “tôi” khát khao được hòa nhập và yêu quê hương, đất nước. Khổ thơ vừa mang ý vị cổ điển vừa phập phồng hơi thở của cuộc sống hiện đại.

(3) [...] Qua những vần thơ nêu trên trong Tràng giang và Chiều tối, ta có thể thấy những điểm gặp gỡ ngẫu nhiên thú vị giữa hai nhà thơ ở hai xu hướng văn học khác nhau: lãng mạn và cách mạng . Những vần thơ không hẹn mà vẫn gặp đã cùng cất lên những giai điệu cổ điển của một tâm hồn lữ khách tha hương. Thể thơ- thất ngôn tứ tuyệt; bức tranh thơ- những hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng; bút pháp thơ- nghệ thuật chấm phá, tả cảnh ngụ tình; chủ thể trữ tình trong thơ- kẻ xa quê với bao nhung nhớ về quê nhà;... Là những hòa điệu thú vị trong một niềm cảm hứng chung của hai nhà thơ. Tuy nhiên, ngay trong những điểm tương đồng trân đã có những khác biệt. Cùng là nỗi niềm của người xa quê nhưng nếu Tràng giang là tình cảm nhớ quê, nhớ nước ngay trên đất nước mình của cái “tôi” lãng mạn, bế tắc thì Chiều tối là nỗi buồn cô đơn, lẻ loi, nhớ về Tổ quốc, về cách mạng của người tù nơi đất khách quê người. Trong khi Tràng giang kiên định một nỗi buồn, nỗi sầu của “cái tôi” cô đơn trước vũ trụ rộng lớn thì Chiều tối là một tình yêu đối với thiên nhiên và sự sống con người dựa trên chất “thép” phi thường và một tâm hồn lúc nào cũng “nâng niu tất cả chỉ quên mình”,... Những sự khác nhau nêu trên đều bắt nguồn từ phong cách, cảm hứng nghệ thuật, vị trí, điều kiện hoàn cảnh riêng,... Của mỗi thi sĩ. Tràng giang dẫu sao cũng là một sáng tác của phong trào thơ mới lãng mạn. Còn Chiều tối là tác phẩm của một thi sĩ- chiến sĩ.

(4) Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao đã từng viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có.”. Nền văn học của một dân tộc có phong ohus hay không chủ yếu dựa vào sức sáng tạo của mỗi tác giả. Đây chính là yếu tố góp phần làm nên diện mạo riêng của mỗi người nghệ sĩ, là minh chứng sống động cho một nền văn học phát triển. Tràng giang và Chiều tối là ví dụ điển hình cho chân lý đó dù vẫn có những điểm tương đồng nhất định và thú vị.

- Phần (1) trình bày nội dung gì và có điểm nào khác so với những đoạn văn mở bài thông thường của bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ?

- Phần (2) tập trung phân tích sâu đoạn thơ nào? Với những phương diện nào?

- Người viết đã chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt nào giữa thơ Huy Cận và Thôi Hiệu? Từ đó đưa ra nhận định gì?

- Phần (3) trình bày những nội dung đánh giá nào của người viết? So với những đánh giá ở phần trước, nội dung đánh giá ở đây có đặc điểm gì?

- Người viết đã kết thúc bài nghị luận như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc tác phẩm.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Phần (1) trình bày nội dung gì và có điểm nào khác so với những đoạn văn mở bài thông thường của bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ?

+ Giống: đều giới thiệu về vấn đề cần giải quyết, giới thiệu được về luận đề xuyên suốt cả bài văn.

+ Khác: các bài văn thông thường chỉ giới thiệu, nêu lên 1 tác giả chính hoặc 1 tác phẩm chính. Còn đối với bài văn trên, người viết vừa giới thiệu được 2 tác giả, đồng thời dẫn dắt được 2 tác phẩm để thực hiện yêu cầu của luận đề.

- Phần (2) tập trung phân tích sâu đoạn thơ nào? Với những phương diện nào?

+ Phần (2) tập trung phân tích sâu đoạn thơ trong bài Tràng Giang của Huy Cận

+ Bằng những phương diện: từ ngữ; hình ảnh, biện pháp liên hệ, so sánh sự tương đồng, khác biệt với các tác giả, tác phẩm khác;... Hoặc có thể nói bằng phương diện: nội dung, nghệ thuật và mở rộng liên hệ so sánh.


Câu 5

Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của em về phong vị dân gian trong bài Việt Bắc (Tố Hữu) và bài Mưa xuân (Nguyễn Bính)


Câu 6

Hãy chỉnh sửa lại định nghĩa sau cho phù hợp:

“Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ là nêu, diễn giải, trao đổi những điểm khác biệt của hai văn bản thơ về khía cạnh nội dung, từ đó đưa ra những nhận xét, bình luận thể hiện quan điểm, thái độ đánh giá của người nói về giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.”.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc định nghĩa

Answer - Lời giải/Đáp án

Sửa: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ là nêu, diễn giải, trao đổi những điểm tương đồng của hai văn bản thơ về khía cạnh nội dung, nghệ thuật , từ đó đưa ra những nhận xét, bình luận thể hiện quan điểm, thái độ đánh giá của người nói về giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm, hoặc quy luật chung của sáng tạo thi ca,...


Câu 7

Phương án nào nêu không đúng yêu cầu trình bày về việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ? (chọn phương án đúng nhất)

A. Xác định được hai văn bản thơ chứa đựng những phương diện về nội dung và hình thức nghệ thuật có thể tiến hành việc so sánh và đánh giá.

B. Khi trình bày, ngôn ngữ, giọng điệu,... Phải bám sát mục đích, nội dung so sánh, phải thể hiện rõ quan điểm, thái độ đánh giá của người nói.

C. Không cần tập trung vào điểm tương đồng, khác biệt giữa hai văn bản thơ mà chỉ cần đưa ra những nhận định, đánh giá về các tác phẩm được so sánh.

D. Khi trao đổi, thảo luận cần bảo vệ quan điểm riêng của bản thân nhưng cũng phải thể hiện thái độ tôn trọng sự lựa chọn và ý kiến của người khác.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ các phương án trên.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đ.A: C


Câu 8

Hãy chuyển bài viết về phong vị dân gian trong bài Việt Bắc (Tố Hữu) và bài Mưa xuân (Nguyễn Bính) thành bài trình chiếu PowerPoint và trình bày trước lớp hoặc trong tổ/ nhóm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại bài viết của mình.

Answer - Lời giải/Đáp án

B1: Xem lại dàn ý

B2: Thiết kế Powerpoint theo các ý chính theo dàn ý (tránh đưa tất cả các chữ vào bài, chỉ nên để ít chữ, nhiều hình để tăng tính bắt mắt, thu hút người nghe, có thể sáng tạo bằng cách thêm video, thay đổi các trình bày,...)

B3: Trình bày.