Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Bài Đàn ghi ta của Lor-ca trang 12 SBT văn 12 –...

Bài Đàn ghi ta của Lor-ca trang 12 SBT văn 12 - Cánh diều: Hình tượng “tiếng đàn” trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng gì?...

Tìm hiểu về tác giả và các cụm từ “đàn ghi ta”. Soạn Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Bài Đàn ghi ta của Lor-ca trang 12 sách bài tập văn 12 - Cánh diều - Bài 8: Thơ hiện đại. Nhan đề "Đàn ghita của Lor-ca” của Thanh Thảo mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và biểu tượng...

Câu 1

Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm hiểu về tác giả và các cụm từ “đàn ghi ta”, “Lor-ca”

Answer - Lời giải/Đáp án

Nhan đề "Đàn ghita của Lor-ca” của Thanh Thảo mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và biểu tượng:

- Đàn ghi ta: Đây là nhạc cụ đặc trưng của Tây Ban Nha, gắn liền với văn hóa và nghệ thuật của đất nước này. Đàn ghi ta không chỉ là một nhạc cụ mà còn là biểu tượng của nền nghệ thuật ở đất nước này nói riêng mà còn là biểu tượng của tinh thần tự do và sáng tạo nghệ thuật nói chung.

- Lor-ca: Federico García Lorca là một nhà thơ, nhà viết kịch và nhạc sĩ nổi tiếng của Tây Ban Nha, là một nhà hoạt động xã hội. Ông đã sử dụng cây đàn ghi ta như một phương tiện để thể hiện tình yêu quê hương, niềm đam mê nghệ thuật và tinh thần đấu tranh cho tự do.

- Sự kết hợp: Nhan đề "Đàn ghi ta của Lor-ca” thể hiện

+ Sự gắn bó mật thiết giữa Lorca và cây đàn ghi ta. Hay nói cách khác đó là biểu tượng nghệ thuật của Lor-ca, biểu tượng cho những cách tân nghệ thuật và niệm niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ.

+ Đây là biểu tượng cho tình yêu nghệ thuật,tinh thần đấu tranh, bộc lộ quan điểm nghệ thuật, quan niệm sáng tạo, sự sáng tạo không ngừng (nghệ thuật phải sáng tạo, nghệ thuật phải không ngừng đổi mới) của Lorca.

+ Đồng thời, nó cũng thể hiện sự kính trọng và tưởng nhớ của Thanh Thảo đối với Lorca.


Câu 2

Hình tượng “tiếng đàn” trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc tác phẩm.

Answer - Lời giải/Đáp án

Hình tượng “tiếng đàn” trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho;

- Biểu tượng nghệ thuật và văn hoá Tây Ban Nha

- Biểu tượng cho số phận của nhân vật Lor-ca: số phận mong manh của người nghệ sĩ như “những tiếng đàn bọt nước”

- Biểu tượng cho sự sáng tạo và tinh thần đấu tranh

- Biểu tượng cho những cung bậc của cuộc đời Lor-ca: nếm trải đắng cay, hạnh phúc và khổ đau.

- Biểu tượng cho sự đổi mới và bất tử của nghệ thuật: dù Lor-ca qua đời nhưng tiếng đàn của anh vẫn còn mãi.

- Biểu tượng cho cái Đẹp cao cả, cho những giá trị chân chính của cuộc đời.


Câu 3

Hình tượng Lor-ca đã được nhà thơ khắc họa như thế nào qua các chi tiết về tiếng đàn, các hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật? Từ đó, hãy chỉ ra tình cảm, suy nghĩ của Thanh Thảo về nhà thơ Lor-ca

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 2.Thực hành (SGK, trang 55-56)

Answer - Lời giải/Đáp án

Bằng các từ ngữ chọn lọc, giàu sức gợi hình kết hợp với thủ pháp ẩn dụ, nhân hoá; Thanh Thảo đã lồng ghép và tạo nên Lor-ca một cách gián tiếp thông qua tiếng đàn, và các hình ảnh trong bài thơ:

- “những tiếng đàn bọt nước”. Tiếng đàn ở đây là chỉ sự gắn bó, chỉ nghệ thuật hay chính bản thân của Lor-ca. Như đầu đề đã viết “khi tối chết hãy chôn tôi với cây đàn” đã nói lên tiếng đàn trong câu thơ này có liên quan đến sự ra đi của Lor-ca. Cụm từ “bọt nước” khiến người đọc hình dung ra những quả bóng nước tròn, đẹp lung linh nhưng dễ vỡ. Phải chăng Thanh Thảo đang muốn nói đến số phận mong manh của Lor-ca ư?

- “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”: Biểu tượng cho tinh thần chiến đấu của người anh hùng Lor-ca: đơn độc dũng cảm đấu tranh cho cách tân nghệ thuật và dân chủ.

- “Tiếng ghi-ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh”, “tiếng ghi-ta tròn bọt nước”; “tiếng đàn ghi ta ròng ròng/máu chảy”, “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”, “không ai chôn cất tiếng đàn”: ám chỉ về cái chết của Lor-ca. Dù Lor-ca có chết nhưng nghệ thuật của ông không chết, mà nghệ thuật của ông là thứ nghệ thuật bất tử, tồn tại đến mai sau. Chỉ có điều, hình như Lor-ca đang suy nghĩ cho nền nghệ thuật “hậu Lor-ca” sau này. Cụm từ “không ai chăm sóc tiếng đàn”, “tiếng đàn như cỏ dại mọc hoang” như ám chỉ nền nghệ thuật ấy sẽ thiếu vắng đi người dẫn đường, thiếu vắng đi người định hướng. Dường như không ai thực sự hiểu những suy nghĩ mà người nghệ sĩ thiên tài ấy để lại cho hậu thế.

Advertisements (Quảng cáo)

- “đường chỉ tay” đã đứt tượng trưng cho số mệnh đã hết của Lor-ca.

- “Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi-ta màu bạc”: Hình ảnh Lor-ca vượt qua cái chết, tiếp tục sống mãi trong nghệ thuật


Câu 4

Hãy chỉ ra yếu tố siêu thực trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca và nhận xét về tác dụng của yếu tố này đối với việc thể hiện nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

B1: Hiểu được thế nào là yếu tố siêu thực

B2: Đọc tác phẩm.

Answer - Lời giải/Đáp án

Yếu tố siêu trong bài thơ được thể hiện ở:

- Những hình ảnh mang tính mơ hồ, trừu tượng. VD: “giọt nước mắt vầng trăng”, “Bầu trời cô gái ấy”, …

- Hình ảnh ẩn dụ về cái chết của Lor-ca và sự trường tồn của nghệ thuật.

- Những câu thơ không cần sử dụng dấm chấm câu, không tuân thủ trật tự ngữ pháp,...

—> Tác dụng của yếu tố này đối với việc thể hiện nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Nội dung: Giúp thể hiện chủ đề và nội dung của tác phẩm: sự tiếc thương trước sự hy sinh của Lor-ca. niềm tin vào sức sống mãnh liệt của nghệ thuật và lời tố cáo chế độ độc tài tàn bạo. Hơn nữa, chính những yếu tố siêu thực trong bài thơ đã góp phần là bộc lộ những cảm nhận, cảm xúc còn mơ hồ về vẻ đẹp và cái chết của Lor-ca mà nhà thơ Thanh Thảo trong những khoảnh khắc xuất thần, đột hứng của sáng tạo thi ca muốn vẽ ra.

- Nghệ thuật: Phá vỡ đi những khuôn mẫu trong thơ ca, mở ra những chân trời sáng tạo mới. Những yếu tố siêu thực này đã khiến cho thi sĩ tái tạo nên một thế giới thơ ca mới: nơi mà cái hình mẫu, ước lệ trói buộc đã biến mất; để lại cho nhà thơ một khoảng trời tự do sáng tạo, tự do về đời sống tâm hồn, tình cảm cũng như tự do thể hiện cá tính của mình.


Câu 5

Nhạc tính của bài thơ được tạo nên từ những yếu tố nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc văn bản.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nhạc tính của bài thơ được tạo nên từ những yếu tố:

- Những âm thanh giống như những buổi diễn tấu: chuỗi “li-la li-la li-la” xuất hiện ở đầu và cuối bài thơ.

- Sự điệp khúc của cụm từ “tiếng đàn ghi ta”, điệp cấu trúc và điệp cấu trúc “chàng ném…”

- Thể thơ tự do, phóng túng tạo nhịp điệu, tạo cảm giác về trường độ, tốc độ, cường độ của cảm xúc.


Câu 6

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-20 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về một triết lý nhân sinh được đặt ra trong văn bản

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc văn bản. Nhận ra được triết lý nhân sinh được đặt ra trong văn bản.

Answer - Lời giải/Đáp án

Triết lý nhân sinh được gợi ra trong văn bản có thể là: sự mong manh, vô thường của cuộc sống; sự bất tử và vĩnh cửu của vẻ đẹp nghệ thuật; “về cái chết thực sự của một nhà cách tân”...

C1: Trong bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” ta bắt gặp hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”. Có lẽ hình ảnh ấy chính là một bài học mà Thanh Thảo muốn gửi đến cho độc giả về sự mong manh, vô thường của cuộc sống. Hình ảnh “bọt nước” gợi cho độc giả liên tưởng về những quả bóng nước tròn, long lanh, đẹp đẽ những mỏng manh, dễ vỡ. Chúng chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi vụn vỡ trên không trung. Đó giống như cuộc đời của Lor-ca vậy! Một cuộc đời ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa. Cho đến giây phút Lor-ca ra đi, thì ông cũng vẫn để lại những ý nghĩa sâu sắc cho cuộc sống. Qua cuộc đời của Lor-ca, qua “tiếng đàn bọt nước” và qua cả tác phẩm ta có thể thấy rằng, cuộc sống là vô thường, ngày hôm nay bạn sống rực rõ, nhưng chưa thể nói trước được ngày mai. Chính vì vậy, hãy sống, hãy để lại những dấu ấn của bản thân mình, để lại giá trị cho cuộc đời. “Hãy sống như thể bạn chỉ còn ngày hôm nay để sống”

C2: triết lý về “cái chết thực sự của một nhà cách tân”

“Cái chết thực sự của một nhà cách tân là khi những khát vọng của anh ta không có ai tiếp tục. Nhưng cái chết đau đớn hơn của một nhà cách tân là khi tên tuổi và sự nghiệp của anh ta được đưa lên “bệ thờ” và trở thành bức tường kiên cố cản trở sự đổi mới văn chương của những kẻ đến sau”. Đây chính là ý kiến của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Phượng về “cái chết thực sự của một nhà cách tân”. Quả thật là như vậy! Qua tác phẩm “Đàn ghi-ta của Lor-ca” ta có thể thấy Lor-ca vẫn luôn sống trong những tác phẩm nghệ thuật, bởi ông là “một nhà cách tân”. Nhưng không vì vậy mà Lor-ca muốn bản thân trở thành “bệ thờ” của thời đại. Cái mà người nghệ sĩ ấy muốn là sự sáng tạo, là sự đổi mới, là sự cách tân chứ ông không muốn “tiếng đàn của mình” trở thành “cỏ mọc hoang”, cũng không muốn tiếng đàn ấy là âm thanh cản trở đi sự sáng tạo của nghệ thuật. Bởi “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả”, hay nghệ thuật sẽ chết nếu người nghệ sĩ không điểm tô cho nó những gam màu mới, không vẽ ra được thế giới mà nó cần phải phản ánh.

Advertisements (Quảng cáo)