Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Câu 2 trang 6 SBT Văn 12 Cánh diều: Tìm và phân...

Câu 2 trang 6 SBT Văn 12 Cánh diều: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong câu ca dao dưới đây: a...

Đọc các câu thơ trên. Chú ý đến các từ ngữ và giọng điệu nói mỉa để phân tích. Giải Câu hỏi 2 trang 6 SBT Văn 12 Cánh diều - bài tiếng Việt trang 5 - sách bài tập Ngữ Văn 12 - Cánh Diều.

Câu hỏi/bài tập:

Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong câu ca dao dưới đây:

a, Chồng người vác giáo săn beo

Chồng em vác đũa săn mèo khắp mâm.

b, Đồn rằng cha mẹ anh hiền

Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tư

c, Vợ anh khéo liệu khéo lo

Bán một con bò, mua cái ễnh ương.

Đem về thả ở gậm giường,

Nó kêu ì ọp, lại thương con bò.

d, Làm trai cho đáng nên trai

Advertisements (Quảng cáo)

Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc các câu thơ trên. Chú ý đến các từ ngữ và giọng điệu nói mỉa để phân tích.

Answer - Lời giải/Đáp án

Biện pháp tu từ nói mỉa được sử dụng trong các câu thơ trên được thể hiện qua các từ ngữ:

a, “vác đũa săn mèo”

Biểu thức “vác đũa săn mèo” là sự nói mỉa của người nói đối với nhân vật “chồng em”. Ý muốn chỉ chồng người đi săn, đi vật những con thú to lớn, thì nhân vật “chồng em” thích thể hiện sức mạnh của đấng nam nhi trong xó bếp, thích thể hiện sức mạnh với những con vật yếu đuối, nhỏ bé.

b, “hiền”

Từ ngữ “hiền” biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt đối với nhân vật với tính cách ghê gớm “cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tư” của nhân vật “cha mẹ anh”.

c, “khéo liệu khéo lo”

Biểu thức trên được dùng để giễu cợt, mỉa mai nhân vật “vợ anh”- người vụng về, không biết lo toan.

Advertisements (Quảng cáo)