Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Câu hỏi 2 trang 43 SBT Văn 12 Cánh diều: Khi kẻ...

Câu hỏi 2 trang 43 SBT Văn 12 Cánh diều: Khi kẻ thù xâm phạm đất nước, người nông dân bình thường...

Đọc tác phẩm. Gợi ý giải Câu hỏi 2 trang 43 SBT Văn 12 Cánh diều - Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trang 42 sách bài tập văn 12 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Khi kẻ thù xâm phạm đất nước, người nông dân bình thường, giản dị đã có sự chuyển biến thế nào để trở thành người nông dân nghĩa sĩ?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc tác phẩm

Phân tích những chi tiết thể hiện sự biến chuyển của người nông dân

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi kẻ thù xâm phạm đất nước, người nông dân bình thường, giản dị đã có sự chuyển biến để trở thành người nông dân nghĩa sĩ:

Advertisements (Quảng cáo)

- Trước khi có “trận nghĩa đánh Tây”, người nông dân bình thường, giản dị; là những người lao động, sống cuộc sống lam lũ “cui cút làm ăn, toan lo nghèo đói”. Họ chỉ quen với những công việc đồng ruộng, xa lạ với vũ khí đao binh “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

- Khi có kẻ thù xâm phạm đất nước:

+ Mang lòng căm thù giặc sâu sắc “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”

+ Với lòng yêu nước nồng nàn, những người nông dân đã tự đứng lên để bảo vệ mảnh đất của mình “Trông tin quan như trời hạn mong mưa”, “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”

+ Hừng hực khí thế, lấy vật dụng quen thuộc để làm vũ khí, hiên ngang, lẫm liệt, quả cảm, phi thường trong “trận nghĩa đánh Tây”

+ Mặc dù không cân về vũ khí (manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay), nhưng tinh thần chiến đấu của họ vẫn sôi sục, mạnh mẽ, bừng bừng khí thế “đạp rào lướt tới, coi giặc như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”, “kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh…”

Advertisements (Quảng cáo)